Bất đồng nổ ra trong giỗ đầu của ông Lý Quang Diệu - “quốc phụ” của đảo quốc Singapore, đang trở thành tâm điểm chú ý của dư luận trong và ngoài nước.

Bất đồng giữa hai anh em thủ tướng Singapore: Đồng loạt phản công em

12/04/2016, 18:59

Bất đồng nổ ra trong giỗ đầu của ông Lý Quang Diệu - “quốc phụ” của đảo quốc Singapore, đang trở thành tâm điểm chú ý của dư luận trong và ngoài nước.

Mọi chuyện bắt đầu từ việc bác sĩ Lý Vĩ Linh, 61 tuổi, con gái ông Lý Quang Diệu, lên tiếng chỉ trích tờ báo lâu đời Strait Times, nơi bà thường cộng tác, đã “tước mất quyền tự do ngôn luận của bà”.

Cụ thể, trong bài viết cộng tác cho chuyên mục Ý kiến (Opinion) của Strait Times, bà đã thể hiện thái độ không hài lòng khi chính quyền Singapore của Thủ tướng Lý Hiển Long kỷ niệm ngày mất của cha mình quá tốn kém, cả về thời gian (kéo dài một tuần) và tiền bạc. Các biên tập viên của Strait Times sau đó đã cắt đi các phần mà họ cho là “không phù hợp” và cuối cùng thì bỏ luôn, không đăng.

Quá tức giận, bà Lý đã đăng nguyên văn bài viết của mình lên trang Facebook cá nhân cũng như những email trao đổi giữa bà và ban biên tập. Bà còn cho biết mình sẽ chấm dứt việc viết bài cho Strait Times.

Tuy đã được xóa đi sau đó, nhưng bài viết của bà đã thực sự chọn giận Thủ tướng Lý khiến ông phải dùng tới Facebook của mình để phản hồi. Viết trên Facebook, ông Lý cho biết mình “đã rất buồn” khi em gái trong bài viết đã cáo buộc mình lạm quyền “nhằm thiết lập một triều đại”.

Đồng loạt phản công

Bài chia sẻ trên Facebook của Thủ tướng Lý sau đó đã được chia sẻ rộng rãi và nhận được nhiều sự ủng hộ. Những người ủng hộ Thủ tướng Lý cũng đưa ra nhiều lý do để không tin tưởng bác sĩ Lý Vĩ Linh.

Sau khi bác sĩ Lý tuyên bố không cộng tác với Strait Times và cáo buộc trang này “tước đi quyền tự do ngôn luận” thì ông Ivan Fernandez, biên tập viên Strait Times, người chịu trách nhiệm biên tập bài của bà Lý từ tháng 11.2015, đã có một bài viết về việc này.

Trong bài, ông Fernandez chia sẻ mình cảm thấy rất buồn khi bà Lý cáo buộc ban biên tập trang báo đã “làm theo lệnh để cắt đi một số vấn đề nhạy cảm, nhút nhát khi không dám cãi lệnh, và đáng xấu hổ”.

Tuy vậy, ông cho rằng mình không làm sai khi cắt đi nhiều đoạn và cuối cùng là bỏ không đăng bài viết của bác sĩ Lý. Theo ông Fernandez, bà Lý đã “đạo văn”, một hành động không thể tha thứ trong làm báo.

Cụ thể, hai đoạn văn mà bà Lý dùng để nói về việc Trung Quốc và Anh đã kỷ niệm ngày mất của Chủ tịch Mao Trạch Đông và Thủ tướng Anh Winston Churchchill được ông Fernandez chỉ ra là bà đã “đạo” từ trang web vô danh Chinese Poster và trang tin The Guardian. Ông Fernandez còn cẩn thận trích lại bài viết của bà Lý và cả bài viết trên hai trang này để độc giả so sánh.

Hiện tại, bà Lý vẫn chưa lên tiếng phủ nhận điều này.

Ngoài ông Fernandez, ông Janadas Devan, trưởng bộ phận truyền thông của chính phủ Singapore, cũng đã lên tiếng cáo buộc bác sĩ Lý đã ngụy tạo một số chi tiết trong những bài viết trước.

Trong một bài viết đăng trên trang tin Today, ông Janadas cho rằng những gì mà bà Lý viết về ban biên tập Strait Times là “một cáo buộc nghiêm trọng, ngay cả đối với tôi”. Ông Janadas Devan trước đây từng là biên tập của Strait Times và là một trong những người đầu tiên chịu trách nhiệm biên tập bài của bà Lý trên chuyên mục "Những câu chuyện của một người phụ nữ gốc Khách Gia" (A Hakka Woman’s Singapore Stories) của Strait Times.

Theo phản bác của ông Devan, bác sĩ Lý trong một bài viết trước đã từng viết rằng Thủ tướng Lý Hiển Long đã gọi điện và la mắng ông Cheong Yip Seng, cựu tổng biên tập Bộ phận báo tiếng Anh và tiếng Mãi Lai của Singapore Press Holdings. Trong một bài viết khác, bà Lý đã viết ông Lý Quang Diệu từng viết lời tựa cho cuốn sách mà ông Cheong đã xuất bản. Tuy nhiên, cả hai vụ việc này đều sai sự thật, ông Janadas cho biết, ông Cheong đã xác nhận Thủ tướng Lý Hiển Long không hề chửi mắng ông mà chỉ là trao đổi qua email về quyển sách mới xuất bản, và ông Lý Quang Diệu cũng không hề viết lời tựa cho sách của ông Cheong mà chỉ có vài dòng đánh giá quyển sách được đưa xuống bìa sau.

Ngoài ra, bà Lý cũng chỉ lên tiếng “bảo vệ tự do ngôn luận” chỉ sau khi bài viết của mình bị bỏ không đăng, trong khi trước đó, khi nhiều người dân đã lên tiếng, thì lại không thấy bà phàn nàn gì, theo trang Alvinology.

Hơn nữa, theo trang Alvinology, bất đồng giữa bà với anh trai là xoay quanh chuyện làm thế nào để tôn vinh người cha quá cố của mình, một chuyện riêng tư mà đáng lẽ nên được bàn trong một bữa cơm gia đình thay vì công khai trên các phương tiện truyền thông.

Tại sao nên ủng hộ bà Lý?

Bà Lý Vĩ Linh, bác sĩ thần kinh và cộng tác viên lâu năm của tờ Strait Times, là một người thẳng tính với những bài viết chỉ trích những yếu kém trong các chính sách mà chính phủ của cha và anh bà đã đưa ra, một điều hiếm có và cần thiết cho Singapore.

Hơn nữa, bà có một đặc quyền, là con gái của nhà lập quốc Lý Quang Diệu, và đây là ưu thế quan trọng để bà có thể lên tiếng đấu tranh cho tự do ngôn luận tại Singapore, theo Alvinology.

Cẩm Bình (theo Strait Times, Avinology)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
39 phút trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bất đồng giữa hai anh em thủ tướng Singapore: Đồng loạt phản công em