Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức vừa bổ sung thêm 4 ngành nghề kinh doanh mới, trong đó bao gồm chế biến, bảo quản thịt, các sản phẩm từ thịt và rau quả.

Bầu Đức chuyển hướng, kinh doanh thêm ngành chế biến, bảo quản rau, thịt

Duyên Duyên | 04/07/2016, 11:39

Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức vừa bổ sung thêm 4 ngành nghề kinh doanh mới, trong đó bao gồm chế biến, bảo quản thịt, các sản phẩm từ thịt và rau quả.

Bầu Đức chuyển hướng từ tập trung nuôi bò sang trồng cây ăn quả

Được biết, 4 ngành nghề kinh doanh mới của HAGL bao gồm: Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt; chế biến và bảo quản rau quả; hoạt động dịch vụ trồng trọng; trồng cây ăn quả.

Với việc bổ sung thêm 4 ngành mới, HAGL đã nâng tổng số mã ngành đăng ký từ 57 ngành lên 61 ngành. Đây cũng là lần thứ 28 HAGL thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Mặt khác, vừa qua, HAGL cũng công bố tuyển dụng thêm 200 kỹ sư nông nghiệp và bảo vệ thực vật làm việc tại các trang trại chăn nuôi, nông trường của HAGL tại Việt Nam, Lào, Campuchia để bổ sung cho các dự án của doanh nghiệp này.

Trong một diễn biến khác, vào tháng 5.2016, HAGL đã có công văn gửi UBDN tỉnh Gia Lai xin được chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng cỏ chăn nuôi bò sang trồng cây ăn trái và xây dựng nhà máy nước ép trái cây.

Đến ngày 25.5.2016, UBND Tỉnh Gia Lai chấp thuận đề nghị của HAGL. Theo đó, HAGL được chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng cỏ nuôi bò sang trồng cây ăn trái và xây dựng nhà máy nước ép trái cây rộng195,8 ha tại xã Ia Pếch, huyện Ia Grai của Bò sữa Tây Nguyên và 488,8 ha tại các xã Lơ Pang, Kon Thụp, Đê Ar, huyện Mang Yangi của Chăn nuôi Gia Lai. Tổng cộng 684,6 ha đất này sẽ được chuyển sang trồng cây ăn trái để cung cấp cho nhà máy chế biến các sản phẩm từ cây ăn trái của HAGL.

Như vậy, sau dự án chăn nuôi bò và tung ra thị trường sản phẩm sữa tươi Nutifood, bầu Đức lại tiếp tục triển khai thêm dự án chế biến, bảo quản rau thịt và trồng cây ăn trái để làm nước ép.

Tại sao lại là rau, thịt?

Thực tế, trong vài năm trở lại đây, HAGL luôn coi nông nghiệp là mũi nhọn chính trong định hướng phát triển của tập đoàn này. Chính vì thế, sau mỗi dự án không được như kỳ vọng, Chủ tịch HĐQT HAGL, ông Đoàn Nguyên Đức lại cho ra đời các dự án nông nghiệp mới.

Có thể thấy điều này qua hàng loạt thay đổi trong chiến lược phát triển của HAGL. Dự án đầu tư vào nông nghiệp đầu tiên, cũng là niềm hy vọng lớn nhất của HAGL là trồng cao su, cọ dầu, mía đường. Tuy nhiên do sụt giảm quá sâu của giá cao su từ mức đỉnh 5.750 USD/tấn trong tháng 2.2011 xuống còn khoảng 1.000 USD/tấn và hiện tượng El Nino đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của HAGL.

Cho nên sau nhiều năm đầu tư phát triển, đến năm 2015, HAGL đã không trồng thêm bất kỳ diện tích cây cao su nào và duy trì tổng diện tích các loại cây ở mức 90.000 ha. Trong đó, diện tích cao su là 38.428 ha, diện tích cọ dầu là 28.626 ha, diện tích mía đường là 6.000 ha, còn lại là diện tích các loại cây trồng khác.

Khi giá cao su, dầu cọ liên tục sụt giảm, bầu Đức quyết định chuyển hướng sang chăn nuôi bò, sản xuất sữa. Mặc dù trong năm 2015, HAGL tiêu thụ được 66.337 con bò, mang lại doanh thu 2.541 tỉ đồng, chiếm 41% tổng doanh thu, tuy nhiên chính bầu Đức đã nhận định, đối với ngành chăn nuôi, do ảnh hưởng không thuận lợi của thời tiết đến đồng cỏ nên số lượng bò tiêu thụ và lợi nhuận biên cũng không đạt như kỳ vọng.

Khi chăn nuôi không thể đem lại nguồn lợi nhuận lớn, HAGL lại tiếp tục cho ra đời dự án trồng cây ăn quả và làm nước ép. Đây cũng là hướng đầu tư chính trong năm 2016 - 2017 đã được bầu Đức tiết lộ trong thư ngỏ gửi cổ đông và nhà đầu tư vào tháng 6 vừa qua.

Theo đó, bầu Đức cho biết, trong năm 2016, HAGL chủ yếu thực hiện đầu tư cho việc duy trì và chăm sóc vườn cây thời kỳ kiến thiết cơ bản và hoàn thành nhà máy chế biến.

Đây cũng được cho là hướng đi mới trong thời điểm Hoàng Anh Gia Lai đang ngập đầu trong đống nợ 32.962 tỷ đồng (tính đến cuối năm 2015).

Theo báo cáo tài chính quý 1.2016 của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, trong 3 tháng đầu năm, doanh thu của tập đoàn đạt 1.972 tỷ đồng, nhưng do chi phí vay lãi quá lớn (304 tỷ đồng) nên lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 90 tỷ, chưa bằng 1/3 so với cùng kỳ năm ngoái (303 tỷ đồng).

Duyên Duyên
Bài liên quan
Giá trị của những ông bầu trong bóng đá Việt Nam: Bầu Đức, người đặt những viên gạch đầu tiên!
Chính vì những “đầu tiên” này mà người hâm mộ bóng đá Việt Nam (BĐVN) sẽ luôn nhớ và ghi nhận công lao đóng góp bằng tất cả tấm lòng của Bầu Đức cho BĐVN.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
7 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bầu Đức chuyển hướng, kinh doanh thêm ngành chế biến, bảo quản rau, thịt