Việc nắm bắt được kỹ thuật thay lại khớp gối nhân tạo sẽ đem đến nhiều lợi ích cho người bệnh, giúp người bệnh nâng cao chất lượng cuộc sống nhằm góp phần phục vụ tốt cho bệnh nhân khu vực ĐBSCL.

Bệnh nhân đầu tiên được thay khớp gối nhân tạo tại ĐBSCL

Phong Phạm | 08/10/2020, 12:50

Việc nắm bắt được kỹ thuật thay lại khớp gối nhân tạo sẽ đem đến nhiều lợi ích cho người bệnh, giúp người bệnh nâng cao chất lượng cuộc sống nhằm góp phần phục vụ tốt cho bệnh nhân khu vực ĐBSCL.

Sáng 8.10, (Bác sĩ chuyên khoa) BSCK2 Phạm Thanh Phong, Phó giám đốc chuyên môn Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯCT) thông tin: “Lần đầu tiên tại BVĐKTƯCT và cũng là lần đầu tiên tại ĐBSCL, các bác sĩ thuộc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình của bệnh viện thực hiện thành công phẫu thuật thay lại khớp gối nhân tạo”.

Đây là kỹ thuật khó, đặt ra nhiều thách thức với phẫu thuật viên nhưng kết quả mang lại cho người bệnh không thể đong đếm hết, giúp bệnh nhân phục hồi khớp gối, chất lượng cuộc sống được nâng lên. Bệnh nhân đầu tiên này là ông Nguyễn Văn H. (SN 1950, ngụ xã Trường Xuân B, huyện Thới Lai, TP.Cần Thơ).

Năm 2015, bệnh nhân được phẫu thuật thay khớp gối trái nhân tạo do bị thoái hóa. Sau phẫu thuật bệnh nhân đi lại được, nhưng không lâu sau bệnh nhân cảm thấy đau khi đi lại, đau ngày càng nhiều, có điều trị nhưng không giảm. Kèm theo là triệu chứng gối nóng và bắt đầu có lỗ viêm dò chảy dịch mủ. Bệnh ngày trầm trọng nên ông quyết định đến khám và nhập viện BVĐKTƯCT.

Các bác sĩ chẩn đoán ông bị nhiễm trùng khớp gối nhân tạo bên trái, được phẫu thuật cắt lọc và đặt xi măng kháng sinh 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 tháng. Sau mổ lần 3, khớp gối trái không còn chảy dịch, và ổn định. Tuy nhiên, do vận động khớp gối trái rất khó khăn nên bệnh nhân quyết định đến khám và điều trị phục hồi vận động khớp gối trái, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Hội chẩn tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình của BVĐKTƯCT chẩn đoán bệnh nhân bị di chứng cứng khớp gối trái sau nhiễm trùng khớp. Bệnh nhân có chỉ định thay lại khớp gối trái nhân tạo. Đây là 1 ca rất khó, do bệnh nhân đã thay khớp 1 lần và đã trải qua 3 lần phẫu thuật ở cùng 1 vị trí, sẹo co dính hơn, nguy cơ nhiễm trùng cho bệnh nhân nhiều hơn. Vấn đề khó khăn nữa ngoài việc co rút xơ hóa phần mềm quanh khớp là việc mất xương do nhiều lần cắt lọc nạo mô viêm xương hư, xương loãng xốp.

5.jpg
6.jpg

Hình ảnh X-Quang trước và sau khi phẫu thuật- Ảnh: Phong Phạm

Êkíp phải tính toán nhiều biện pháp trong lúc mổ như giải phóng cân bằng phần mềm, cân bằng bù xương thiếu, định vị khớp mới phù hợp với cấu trúc giải phẫu khớp gối tránh được lệch trục, đặc biệt khả năng gãy xương. Đây là thách thức đối với êkíp phẫu thuật viên. Trường hợp này khó bởi không có một mốc giải phẫu nào, để xác định vị trí khớp có chuẩn không, đúng trục không, có bị vẹo không, khớp có được duỗi hết không.

Các bác sĩ đã phải chuẩn bị rất nhiều tình huống, tính toán kỹ lưỡng từng chi tiết. Và ca phẫu thuật được tiến hành với ThsBS Nguyễn Văn Hết, ThsBS Nguyễn Thanh Huy và BSCK1 Dương Khải, ThsBS Lê Minh Dương, BSCK2 Nguyễn Thanh Liêm. Sau gần 3 giờ phẫu thuật, bằng năng lực chuyên môn và kinh nghiệm của các bác sĩ, khớp gối trái nhân tạo của bệnh nhân được thay lại hoàn thành và thành công ngoài mong đợi.

Sau phẫu thuật bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo, từ ngày thứ 2 sau đó đã phục hồi được cử động gập gối tương đương 90 độ, không đau. Bệnh nhân đi lại được với khung tập đi, và không đau khi chống chân chịu lực. Bệnh nhân ổn định và chuẩn bị xuất viện.

Theo BSCK2 Huỳnh Thống Em, Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình (thuộc BVĐKTƯCT): “Hiện nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, số lượng bệnh nhân được phẫu thuật thay khớp gối tăng nhanh lên hàng năm. Đã có nhiều tiến bộ trong nghiên cứu về cơ sinh học của khớp nhân tạo, về kỹ thuật mổ và về chất liệu của khớp nhân tạo, và tuổi thọ của khớp gối nhân tạo trung bình từ 10 - 20 năm.

Tại BVĐKTƯCT phẫu thuật thay khớp gối bắt đầu từ năm 2010, nên đã đến lúc các phẫu thuật viên chỉnh hình bắt đầu phải đối mặt với việc thay lại khớp gối nhân tạo. Trên thế giới, kỹ thuật thay khớp gối nhân tạo được thực hiện đầu tiên vào năm 1973. Bắt đầu có báo cáo về thay lại khớp gối nhân tạo từ những năm 1990 với số ca mổ thay lại khớp gối ngày càng tăng lên ở nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, báo cáo ca mổ thay lại khớp gối nhân tạo không nhiều”.

 

 

Theo Phạm Phong
Copy Link
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kênh đào Phù Nam - Techo sẽ làm tăng tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL
14 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 23.4, tại TP.Cần Thơ, Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế (MRCS) tổ chức hội nghị tham vấn về đề xuất dự án kênh đào Phù Nam - Techo (Campuchia) nhằm thông tin về dự án cũng như các phản hồi, hành động của Ủy hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bệnh nhân đầu tiên được thay khớp gối nhân tạo tại ĐBSCL