Nhiều người cho rằng, khi mắc bệnh sùi mào gà là đã bị nhiễm vi rút HPV nên không cần phải tiêm vắc xin này vì đã có kháng thể. Vậy thực tế vắc xin HPV có tác dụng hay không với người đã mắc bệnh sùi mào gà?

Bệnh nhân mắc sùi mào gà có nên tiêm vắc xin HPV?

Hồ Quang | 04/10/2022, 18:36

Nhiều người cho rằng, khi mắc bệnh sùi mào gà là đã bị nhiễm vi rút HPV nên không cần phải tiêm vắc xin này vì đã có kháng thể. Vậy thực tế vắc xin HPV có tác dụng hay không với người đã mắc bệnh sùi mào gà?

Bệnh do vi rút HPV tăng cao

Bệnh sùi mào gà (SMG) (genital warts) hay còn gọi là hạt cơm sinh dục, mụn cóc sinh dục là bệnh lý lây truyền qua đường tình dục do vi rút HPV (Human Papilloma vi rút – vi rút sinh u nhú ở người) gây ra. Đây là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp nhất.

Người truyền bệnh sùi mào gà có thể đang có thương tổn da hoặc chỉ mang HPV mà không hề có biểu hiện lâm sàng.

benh-nhan-mac-sui-mao-ga-co-nen-tiem-vac-xin-hpv-khong-hinh-anh(1).png
Căn bệnh sùi mào gà - Ảnh: PV 

Theo BS.CK2 Đoàn Văn Lợi Em - Khoa lâm sàng 3, Bệnh viện Da liễu TP.HCM, mỗi năm trên thế giới có trên 600.000 ca ung thư liên quan đến HPV và trên 32 triệu ca sùi mào gà.

Qua các chương trình tầm soát ung thư cổ tử cung ở các nước đang phát triển cho thấy, số ca bị loạn sản cổ tử cung biệt hóa thấp và biệt hóa cao (low-grade and high grade cervical dysplasia) được phát hiện ngày càng nhiều. Điều này, đang làm gia tăng gánh nặng bệnh tật liên quan đến HPV lên đến gấp 60 lần.

Hiện nay, nhiễm HPV đang rộng khắp thế giới. Tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế cho biết, có 6,6% phụ nữ độ tuổi từ 15 đến 74 bị nhiễm HPV. Tỷ lệ nhiễm ở nam giới là 1- 73%. Trong đó tỷ lệ nhiễm trên đối tượng MSM (quan hệ đồng tính nam) lên đến 64%.

Riêng tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM, bác sĩ Lợi Em cho biết, trong năm 2020 số lượt bệnh nhân khám các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs) hơn 62.000 lượt, tăng khoảng 2,5 lần so với năm 2010. Trong đó, sùi mào gà chiếm cao nhất với hơn 40.000 lượt khám. Ước tính có khoảng 20% sùi mào gà ở hậu môn và cũng ghi nhận một số trường hợp sùi mào gà trong khoang miệng.

Số lượng bệnh nhân đến khám sùi mào gà giảm mạnh vào nửa cuối năm 2021 do sự bùng phát dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tiếp cận các dịch vụ y tế dành cho đối tượng STIs.

Mặc dù ảnh hưởng của dịch COVID-19, bệnh sùi mào gà vẫn thuộc những bệnh lý phổ biến nhất được thăm khám và chẩn đoán ở Bệnh viện Da liễu với 23.457 ca.

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hiện nay bệnh nhân bị sùi mào gà muốn tiêm vắc xin HPV còn tương đối thấp. “Nguyên nhân có thể là do thiếu kiến thức và nhận thức về tầm quan trọng của vắc xin phòng ngừa HPV”, bác sĩ Lợi Em nhận định.

Vắc xin HPV còn có tác dụng điều trị sùi mào gà

Như chúng ta biết, người bị bệnh sùi mào gà là đã có kháng thể của vi rút HPV, đó là kháng thể tự nhiên, còn tiêm vắc xin HPV là có kháng thể do miễn dịch tiêm vắc xin.

Theo bác sĩ Lợi Em, với kháng thể tự nhiên là kháng thể hình thành chậm, chỉ xuất hiện sau khi nhiễm từ 6 đến 18 tháng. Vì vậy hầu như không có vai trò trực tiếp trong đào thải vi rút.

Với kháng thể do miễn dịch tự nhiên chỉ có khoảng 50 đến 60% người bị HPV, nộng độ thấp. Do đó khả năng phòng ngừa tái nhiễm và nhiễm mới cùng tuýp thấp, chủ yếu là giới nữ.

Trong khi đó, kháng thể do tiêm vắc xin hình thành sớm và đạt đỉnh vào tháng thứ 7 sau tiêm giúp hỗ trợ trong việc đào thải vi rút. Với tiêm vắc xin HPV thì có 100% người hình thành kháng thể, nồng độ cao hơn 4 lần so với miễn dịch tự nhiên nhằm giúp tăng nồng độ kháng thể ở người bị bệnh sùi mào gà. Do đó khả năng phòng ngừa tái nhiễm và nhiễm mới cùng tuýp cao hơn.

Đưa dẫn chứng về người mắc bệnh sùi mào gà có tiêm vắc xin và không tiêm vắc xin, bác sĩ Lợi Em cho biết, dựa theo kết quả lâm sàng của 103 người MSM bị sùi mào gà có tiêm vắc xin và không tiêm vắc xin HPV cho thấy có tỷ lệ tái phát của những không người tiêm vắc xin cao hơn so với người tiêm vắc xin.

Trong một nghiên cứu tiêm vắc xin HPV ở người không có triệu chứng và đang bị dương tính với 1 trong 4 tuýp HPV (6, 11, 16, 18) cho thấy tiêm vắc xin ngăn ngừa được khoảng 91% phát triển hình thành tổn thương nội biểu mô cổ tử cung (CIN) sau 3 năm theo dõi, ngăn ngừa khoảng 94% phát triển thành sùi mào gà hậu môn, sinh dục sau 3 năm theo dõi.

Đánh giá về vắc xin HPV đối với người bị bệnh sùi mào gà, bác sĩ Lợi Em cho biết, có rất nhiều lợi ích, nhất là phòng ngừa nhiễm bệnh đối với người chưa bị nhiễm tuýp HPV nguy cơ cao; ngăn ngừa tiến triển sang tiền ung thư với những người đã nhiễm tuýp HPV nguy cơ cao.

Theo bác sĩ Lợi Em, hiện nay vắc xin HPV có vắc xin phòng ngừa và vắc xin điều trị. Tuy nhiên, vắc xin điều trị vẫn đang trong quá trình thử nghiệm lâm sàng và chưa được chấp thuận của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Thuốc Hoa Kỳ (FDA Hoa Kỳ).

Như vậy, hiện nay chỉ mới đang sử dụng vắc xin phòng ngừa HPV. Thực tế đã chứng minh vắc xin HPV ngoài phòng ngừa tái nhiễm và nhiễm mới còn điều trị sùi mào gà. “Các nghiên cứu cho thấy, vắc xin HPV có thể kích hoạt đáp ứng miễn dịch trung gian tế bào. Điều này sẽ làm tăng tế bào T gây độc và đại thực bào. Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào có thể được kích hoạt tối đa chỉ sau lần tiêm thứ nhất. Vắc xin HPV cũng có thể điều trị, nếu chỉ nên tiêm 1 mũi duy nhất”, bác sĩ Lợi Em chia sẻ.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bệnh nhân mắc sùi mào gà có nên tiêm vắc xin HPV?