“Bệnh tay chân miệng” có lẽ là một trong những từ khóa được săn đón nhiều nhất trên mạng những ngày qua. Nhưng trong khi truyền thông “say sưa” với đủ dạng thông tin thì dân tình lại hoang mang với muôn kiểu sợ hãi.

Bệnh tay chân miệng: Đừng trách dân tình hoang mang!

Anh Đủ | 11/10/2018, 08:09

“Bệnh tay chân miệng” có lẽ là một trong những từ khóa được săn đón nhiều nhất trên mạng những ngày qua. Nhưng trong khi truyền thông “say sưa” với đủ dạng thông tin thì dân tình lại hoang mang với muôn kiểu sợ hãi.

“Bệnh tay chân miệng (TCM) có rải rác từ đầu năm, nhưng vài tuần gần đây bất ngờ tăng mạnh nên người dân dễ hoang mang”, bác sĩ N., làm việc tại một trạm y tế phường của quận 5, TP.HCM nhận xét. Ở trạm y tế này, sáng 9/10, anh Hùng, đưa đứa con trai 3 tuổi duy nhất của mình ra khám.

Anh nói: “Sáng nào tôi cũng lật tay, chân và mở miệng con ra xem có nổi gì không. Hôm nay thấy miệng bé nổi vài mụn trắng, sợ quá tôi đưa bé đi khám. Lo thật vì đọc trên mạng thấy bệnh này năm nay nguy hiểm lắm, trẻ mắc bệnh không chết cũng bị tật não suốt đời (!?)”

Đâu phải anh Hùng, mà chị Loan, ngụ tại quận 8,TPHCM, cũng hoảng sợ. Tội nghiệp đứa con 5 tuổi của chị là bé Mận (tên gọi thân mật ở nhà), từ ngày bệnh tay chân miệngrộ lên, nó chỉ biết từ nhà đến trường rồi quay về, không còn được đi đâu chơi, kể cả xuống sân chung cư chơi đùa với mấy đứa bạn cùng lứa. Mẹ nó dọa: “Con vi rút năm nay mấy năm mới quay lại, nó tu luyện thành tinh rồi. Con ra ngoài nó bắt được, nuốt vào bụng mang đi là xong (!?)”.

Hoang mang, lo lắng, sợ hãi, cứ vào mấy cộng đồng mạng có bà mẹ nuôi con nhỏ thì đủ thấy. Họ chia sẻ các bài báo với những dòng tít không thể “giật” hơn: “Bác sĩ quay cuồng cấp cứu trẻ nhập viện gấp 5 lần vì tay chân miệng”, “Bệnh viện nhi quá tải vì dịch chồng dịch”, “Quá tải, bệnh viện dùng căn tin làm phòng điều trị”, “Nhân viên y tế ăn mì gói để kịp cấp cứu trẻ bị tay chân miệng”… rồi bàn luận đủ kiểu. “Ôi sợ thật, chuyến này mình phải gửi con mình về quê lánh nạn mới được”, “Nghe nói từ khi nổi mụn trên người đến khi bệnh ăn vào não chỉ 48 tiếng đồng hồ, các mẹ phải cảnh giác nha”…

Không hoang mang không được, vì truyền thông chỉ nặng “giật tít”, “hù dọa” để câu view mà ít cung cấp kiến thức cho người đọc. Nhưng ngay cả khi đưa kiến thức, có lúc cũng sai lệch.

Trong một bài viết về bệnh dịch tay chân miệng, sởi hoành hành, tác giả khuyến cáo “khi chăm sóc con nhỏ, cha mẹ cần chú ý không cho bé tiếp xúc với nguồn bệnh, vệ sinh cá nhân cho bé sạch sẽ mỗi ngày, đặc biệt là nên dẫn bé đi tiêm phòng để bảo vệ bé khỏi dịch bệnh đang hoành hành hiện nay”. Sởi còn có vắc xin phòng ngừa chứ bệnh tay chân miệngy học vẫn chưa tìm được vắc xin, chích ngừa ở đâu bây giờ? Nhưng tác giả nào phải nhà chuyên môn, làm sao khuyến cáo được!

“Tôi muốn được bác sĩ cung cấp kiến thức để chăm sóc con cho tốt, nhưng thật tình chẳng biết tìm ở đâu”, chị Nhung, 30 tuổi, ngụ tại quận Bình Thạnh nói. Có hai con, đứa lớn 10 tuổi, đứa nhỏ 3 tuổi, dù đã biết đến mùa dịch tay chân miệngnăm 2011 khiến cả nước có 150 em bé tử vong nhưng chị vẫn cần được trấn an.

Thật vậy, vào trang web của sở Y tế TP.HCM, ở đó chỉ có thông tin “kiểu ban ngành” như quan chức này hay quan chức kia đi kiểm tra tình hình chống dịch. Còn vào trang web của Trung tâm giáo dục truyền thông sức khỏe, ở đó cũng chỉ là những bài viết nặng tính “giáo khoa” và không thể tương tác.

Chẳng trách gì những cộng đồng mạng lại ăn khách, sôi nỗi vì những bà mẹ tha hồ tương tác với nhau, chia sẻ kinh nghiệm cá nhân lẫn kiến thức mình thu thập được. Chỉ có điều trên mạng thì mọi chuyện thật, hư lẫn lộn.

Ở đó có chuyện một bà mẹ mới trải nghiệm chăm sóc con mắc bệnh tay chân miệngtại một bệnh viện mà bà mô tả như… “địa ngục trần gian”. Có chuyện một bà mẹ kể chuyện con bị tay chân miệng, bác sĩ kê toa thuốc nhưng nhất định không dùng mà về tự chữa bằng rau sam và bệnh khỏi thật… vi diệu (!?). Và cũng có một ai đó tranh thủ cơ hội để quảng cáo hay bán một món hàng xách tay!

“Các trang mạng có nhiều thông tin hay nhưng đôi lúc không biết đúng, sai thế nào vì chẳng có nhà chuyên môn nào phân định”, chị Nhung nói. Khổ thân những bà mẹ như chị. Thời đại công nghệ, internet, mạng xã hội phổ biến có cái hay nhưng cũng có cái dỡ. Ai đó nói cũng đúng: “Thời nay lên mạng nhiều người sẽ chết chìm trong thông tin nhưng lại chết khát vì thiếu kiến thức”.

An Nhiên
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bệnh tay chân miệng: Đừng trách dân tình hoang mang!