Cô nghe có biết bài hát này của ai không, bài Ngọc lan của Dương Thiệu Tước. Một bài hát của những năm 1930, Phó giáo sư Nguyễn Văn Huy hỏi rồi xoay người vị khách về phía một chú thích ảnh. Trên đó, có câu chuyện tình dang dở của một thành viên gia đình ông...

Bí ẩn bài Ngọc Lan của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước

Một Thế Giới | 24/02/2015, 22:28

Cô nghe có biết bài hát này của ai không, bài Ngọc lan của Dương Thiệu Tước. Một bài hát của những năm 1930, Phó giáo sư Nguyễn Văn Huy hỏi rồi xoay người vị khách về phía một chú thích ảnh. Trên đó, có câu chuyện tình dang dở của một thành viên gia đình ông...

Bài ca Ngọc lan

Bàn tay của vị khách thăm Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên đột nhiên đưa vụt lên ngang cổ rồi ấn mạnh xuống như muốn nén điều gì thật xáo trộn đang trỗi dậy. Cô vừa đọc xong một chú thích ảnh, ở đó con gái bà Huyên kể về thời trẻ của mẹ mình.
“Hồi mẹ 13 tuổi, ông ngoại nhận gả mẹ cho một người họ Dương Thiệu. Năm 16 tuổi, khi biết chuyện, mẹ đòi ông sêu trả 3 năm. Tục lệ xưa, khi đã được nhận lễ, hằng năm nhà trai biếu tết nhà gái cho đến khi con gái họ đến tuổi gả chồng. Nhà gái phải trả lễ nếu phá bỏ lời ước. Lễ đó gọi là sêu trả”, bà Nguyễn Kim Nữ Hạnh, con gái đầu của vị Bộ trưởng Giáo dục suốt gần 30 năm hồi tưởng.

“Cái còn lại là giá trị mà người ta lựa chọn. Như mẹ tôi, đã luôn chọn giá trị gia đình và tình yêu.”

“Đây chính là nhạc sĩ Dương Thiệu Tước viết để tặng bà. Chúng tôi kể câu chuyện này trong bảo tàng để nói về thời điểm xã hội Việt Nam đang chuyển từ hôn nhân bố mẹ đặt đâu con ngồi đấy sang hôn nhân tự do. Mẹ tôi chính là một trung gian của câu chuyện đấy.Trong khi nhiều người bạn của bà đều không hạnh phúc. Vì trong số họ chỉ có bà là tự dấn thân”, Phó giáo sư Huy nhớ lại. 
Ngọc Lan sau đó trở thành một trong những nhạc phẩm tiêu biểu của vị nhạc sĩ tài hoa thời kỳ đầu tân nhạc. Hình dung về chuyện tình dang dở ấy chỉ còn lời ca về nhành liễu nghiêng nghiêng trong nắng thơm ngoài song cửa đến tận bây giờ...
Bao tang ve cha me toi xua… (bo sung ten tac gia, nguon gium chi, doan o Sapo nam 19... bao nhieu? cam on em-hinh-anh-1
GS.TS Nguyễn Văn Huyên (1905-1975) cùng vợ Vi Kim Ngọc. Ông là người giữ cương vị bộ trưởng Bộ Giáo dục 29 năm và có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục nước nhà. Ảnh tư liệu. 
“Cái còn lại là giá trị mà người ta lựa chọn. Như mẹ tôi, đã luôn chọn giá trị gia đình và tình yêu”, ông Huy nói chậm rãi, trong giọng nói ngân khẽ lòng tự hào kín đáo.
“Trong suốt những năm cải cách ruộng đất đầy xáo trộn, mẹ đã từ chối nhiều việc mà người khác cùng cực cũng phải làm. Nhiều gia đình trí thức cũng có con cái kể tội cha mẹ mình. Nhưng mẹ tôi thì không. Mẹ giữ giá trị gốc của gia đình. Chúng tôi cũng giữ nếp mỗi năm một lần tụ họp cả gia đình. Con cháu thắp hương rồi báo cáo với tổ tiên những gì mình đã làm được trong năm”.

Cây phả hệ, trục lịch sử

Ngay từ đầu, ông Huy đã chủ ý xây dựng Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên như một câu chuyện gia đình trên nền xã hội. Ở đó, ứng xử của mỗi người vừa bùng nổ sức mạnh tự thân, vừa như một mẫu vàng thử lửa của chính thời đại ấy.
Bảo tàng về cha mẹ của ông Huy tại làng ảnh Lai Xá có cả cây phả hệ lẫn trục lịch sử cho mỗi câu chuyện. Ở tầng trưng bày về tuổi trẻ của ông bà Nguyễn Văn Huyên, ông Huy treo các mốc lịch sử của những năm 1930. Âm nhạc vang lên khi khách thăm tầng này cũng là những bài hát thịnh hành thời kì đó.
Để nói về bối cảnh trong nước và thế giới, ông Huy cũng nhắc đến mốc chiến tranh Nga - Nhật, Cách mạng Tháng Mười Nga... Như thế, hình dung về thời đại cũng rõ hơn. Cả hình dung về gia tộc, tổ tiên mình cũng rõ hơn nhiều.
Bao tang ve cha me toi xua… (bo sung ten tac gia, nguon gium chi, doan o Sapo nam 19... bao nhieu? cam on em-hinh-anh-2
              

Ảnh cưới của ông bà Giáo sư Nguyễn Văn Huyên được trưng bày trong bảo tàng. Trong ảnh: Hai ông bà ăn mặc theo lối mới 

Cây phả hệ của gia đình ông Huyên được dựng với 6 thế hệ của cả họ nội Nguyễn và họ ngoại Vi. Có 71 nhân vật trong cây phả hệ đó. Có người có ảnh, một số người không còn hình thì dùng bóng tả lại. Thỉnh thoảng phả hệ lại có câu trích để phong phú thêm. Bản thân các hình ảnh cũng cho những so sánh thú vị.“Ví dụ, có những nhánh tôi đưa thêm hình đám cưới.

Những thế hệ khác nhau có trang phục, hoa đám cưới rất khác nhau. Nó cho thấy xã hội đã thay đổi, con người đã thay đổi như thế nào”, ông Huy nói. Phần chú thích này cũng được chuyển ngữ sang tiếng Anh, tiếng Pháp.

Trong câu chuyện của những người hậu duệ cụ Vi Văn Định, cũng còn nhiều điều chưa được giải ảo. Những khoảng trống thời gian, nhân vật ấy vẫn đang trên đường được điền thêm cho kín.

“Đây là ông Vi Văn Lê, anh của mẹ tôi, con của cụ Vi Văn Định”, ông Huy chỉ vào một tấm hình rồi nói. “Cụ tốt nghiệp luật ở Pháp. Có thông tin rằng phía Pháp rất sợ ông này theo cộng sản nên đã tìm mọi cách ép cụ Vi đưa về Việt Nam. Khi về nước, là con cụ Vi, tốt nghiệp luật mà dứt khoát bác Lê không ra làm quan, chỉ xin mở văn phòng luật sư riêng để hoạt động. Gác xép của ông ở quận Lộc Bình, Lạng Sơn có nhiều sách cộng sản, trong đó có cả Tư bản luận”.

Nhu cầu dịch lại gia phả mỗi lúc một tăng

Phó giáo sư- tiến sĩ Lã Minh Hằng (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) cho biết: "Gần đây có hiện tượng mọi người tìm đọc gia phả mỗi lúc một nhiều hơn. Trong Viện Hán Nôm chúng tôi cũng nhận được những lời nhờ dịch gia phả nhiều lên. Do đời sống kinh tế khá giả hơn nên mọi người cũng chú ý cho đời sống tâm linh nhiều hơn. Mọi người muốn tìm lại cội nguồn gốc rễ của mình.

Những gia phả đó được giữ rất cẩn thận, thường là được chôn giấu qua thời thái quá muốn triệt tiêu văn hóa cũ. Bia, sắc phong, câu đối đều được chôn. Xu hướng bây giờ mọi người lại muốn phục cổ. Họ mang bản dịch về, nhân bản rồi chia cho mỗi gia đình một cái để có thể hiểu về nguốn gốc của mình".

Trinh Nguyễn (Thanh Niên)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Hôm nay, thí sinh bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2024
2 giờ trước Giáo dục
Từ hôm nay (2.5) đến 17 giờ ngày 10.5, Cổng đăng ký trực tuyến kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 sẽ mở để phục vụ thí sinh đăng ký dự thi.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bí ẩn bài Ngọc Lan của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước