Lực lượng cứu hộ Úc đang nỗ lực giải thoát một bầy cá voi hoa tiêu vây dài hàng mấy trăm con mắc cạn trên đảo Tasmania.

Bí ẩn việc cá voi mắc cạn chết hàng loạt

TTXVN | 24/09/2020, 08:38

Lực lượng cứu hộ Úc đang nỗ lực giải thoát một bầy cá voi hoa tiêu vây dài hàng mấy trăm con mắc cạn trên đảo Tasmania.

Khoảng 470 con cá voi được cho là đã trôi dạt vào bờ biển đảo Tasmania (Úc) và hơn nửa trong số đó đã chết.

Nguyên do cá voi mắc cạnhàng loạt

Đây là điềuliên tục làm đau đầu giới khoa học nghiên cứusinh vật biển trong nhiều năm qua. Vanessa Pirotta, một nhà khoa học chuyên về động vật hoang dã làm việc tại Sydney cho biết: “Các mối quan hệ giữa các vụ cá voi mắc cạn hàng loạt trên thế giới cho đến giờ vẫn là một bí ẩn”.

Mặc dù các nhà khoa học không biết lý do chính xác là gì song họ hiểu rõ cá voi và cá heo là những động vật rất hòa đồng và luôn có xu hướng sinh hoạt theo bầy đàn. Chúng bơi cùng nhau theo nhóm, thường theo một con đầu đàn và hay tụ tập xung quanh những con cá voi bị thương hoặc gặp nạn.

Nhà khoa học hàng hải của Chính phủ ÚcKris Carlyon cho biết: “Có nhiều yếu tố dẫn đến tình huống cá voi mắc cạn hàng loạt. Thường thì đó đơn giản là hành vi sai lầm của một hoặc hai con đầu đàn, kéo theo những con còn lại trong bầy lao theo”.

Tiến sĩ Mike Double làm việc cho nhóm nghiên cứu Nam Cực giảithích có thể con đầu đàn đi sai hướng hoặc cả đàn săn đuổi con mồi không để ý đã bơi vào vùng nước nông. Một lý giải khác hiếm gặp là đàn cá voi bị mất phương hướng vì các vụ động đất dưới biển.

Phần lớn các con cá voi bị mắc cạn là cá voi hoa tiêu vây dài kích thước 7m nặng gần 3 tấn.

Olaf Meyneckemột nhà nghiên cứu cá voi tại Đại học Griffith (Úc)cho hay cá voi hoa tiêu sử dụng sóng âm thanh để tìm mồi và định hướng. Vì vậy, một số giả thuyết cho rằng sự thay đổi của trường điện từ có thể làm nhiễu sóng âm thanh. “Những thay đổi này có thể xuất phát từ bão mặt trời hoặc các hoạt động địa chấn”, chuyên gia Meynecke kết luận.

Công tác cứu hộ cá voi mắc cạn

Hồi sinh những con cá voi mắc cạn trên các bãi biển là một nhiệm vụ tốn nhiều công sức, khó khăn và nguy hiểm.

Nhân viên cứu hộ giúp một con cá voi trở lại biển -Ảnh: AFP

Mỗi con cá voi cần nhiều nhân viên đẩy chúng trở lại vùng nước sâu hơn khi thủy triều lên. Dây nịt và cáng cũng được sử dụng để gắn cá voi vào thuyền và kéo ra biển.

Về phần những con cá voi đã chết, xác của chúng dù là kéo thả ra biển khơi hoặc chôn trong bờ đều là những nhiệm vụ vất vả.

New Zealand và Úclà những điểm nóng về tình trạng cá voi mắc cạn hàng loạt trên thế giới do số lượng lớn cá voi hoa tiêu sống tại đây.

Vụ cá voi mắc cạn hàng loạt lớn nhất trong lịch sử xảy ra vào năm 1918. Khi đó 1.000 con cá voi đã bị đánh dạt vào bờ biển của quần đảo Chatham, một phần lãnh thổ của New Zealand ở Thái Bình Dương.

Cá voi hoa tiêu thường bị mắc kẹt tại Farewell Spit – một dải cát hẹp trải dài 26 km từ điểm phía bắc South Island của New Zealand đến biển Tasman. Năm 2017, khoảng 600 con cá voi hoa tiêu đã dạt vào dải cát này.

Trong khi đó, tại Úc, vụ việc gần đây nhất là khoảng 150 con cá voi hoa tiêu vây ngắn dạt vào bờ biển phía tây nước này vào năm 2018. Vụ cá voi hoa tiêu mắc cạn lớn nhất tại quốc gia này là vào năm 1996 với 320 con.

Mũi đất Cape Cod (bang Massachusetts, Mỹ) – một bán đảo hình móc câu ở Đại Tây Dương – cũng chứng kiến trên 200 con cá voi, cá heo mắc cạn mỗi năm.

Theo TTXVN/Tin tức
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tìm giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
6 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 26.4, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề "Giải pháp về nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bí ẩn việc cá voi mắc cạn chết hàng loạt