Bị hàng giả chiếm lĩnh thị trường với thị phần lên đến 75% và trở thành nguồn cung cấp sản phẩm làm đẹp chủ lực cho người tiêu dùng, L’Oreal đã gửi công văn kêu cứu đến các cơ quan chính phủ.

Bị hàng giả chiếm 75% thị phần, L'Oreal kêu cứu lên chính quyền

tuyetnhung | 27/11/2019, 11:18

Bị hàng giả chiếm lĩnh thị trường với thị phần lên đến 75% và trở thành nguồn cung cấp sản phẩm làm đẹp chủ lực cho người tiêu dùng, L’Oreal đã gửi công văn kêu cứu đến các cơ quan chính phủ.

Tại Diễn đàn "Thực trạng hàng giả, hàng nhái tại Việt Nam: Thách thức và giải pháp" ngày 26.11, bà Nguyễn Ngọc Tuyết Trinh - Giám đốc đối ngoại và truyền thông của L'Oréal Việt Nam cho biết năm 2008, chỉ 1năm sau khi thương hiệu này chính thức đến Việt Nam, thị trường Hà Nội tràn ngập các cửa hàng mang bảng hiệu "L’Oreal chính hãng". Có lúc hàng giả chiếm lĩnh thị trường với thị phần lên đến 75% và trở thành nguồn cung cấp sản phẩm làm đẹp chủ lực cho người tiêu dùng.

Trước thực trạng này, L’Oreal đã gửi công văn kêu cứu đến các cơ quan chính phủ và trong cả cuộc họp cấp cao giữa tập đoàn và Văn phòng Thủ tướng, vấn đề này cũng được nêu tên.

Theo đại diện L’Oreal, thời điểm hiện tại, thị trường mỹ phẩm của L'Oreal tại Việt Nam gần như đang được thống trị bởi hàng xách tay và hàng giả đến hơn 60% (số liệu được dựa trên kênh phân phối trên cả 2 kênh online và offline).

Với lĩnh vực mỹ phẩm, hiện nguồn nhập lậu hay còn gọi tên là xách tay và hàng giả nắm giữ thị trường đã và đang gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho doanh nghiệp làm ăn chân chính, khiến người tiêu dùng đang bị lừa dối và thất thu nguồn thuế lớn.

Bà Trinh nêu ví dụ tại một số kho hàng cạnh sân bay, việc nhận hàng mỹ phẩm khá nhộn nhịp, không phải thông qua bất kỳ thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm như các doanh nghiệp chính hãng đang phải trải qua, chẳng hạn như phải có công bố mỹ phẩm, chứng nhận tự do mậu dịch…

"Phòng Cảnh sát kinh tế đã từng thực hiện việc kiểm tra các kho hàng xung quanh sân bay và bắt giữ lượng lớn hàng xách tay nhập lậu, tuy nhiên, việc này cần ngăn chặn ngay cửa ngõ vào thị trường Việt Nam một cách quyết liệt và hiệu quả hơn từ chính lực chức năng", đại diện L'Oréal Việt Nam nêu quan điểm

Chỉ ra một trong những nguyên nhân khiến hàng giả ngày càng nở rộ, Trưởng phòng Quản lý hoạt động thương mại điện tử (Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương) Nguyễn Hữu Tuấn cho biết hiện naynhiều người nổi tiếng thường xuyên chia sẻ, livestream và đăng nhữngbài quảng cáo các sản phẩm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp đã bị phát hiện đó là sản phẩm không rõ nguồn gốc, thậm chí hàng giả.

Tinh vi hơn, theo ông Tuấn là việc lừa đảo mua xe máy, trúng thưởng trên mạng xã hội. Các đối tượng đánh vào lòng tham và sự thiếu hiểu biết của người dân để lừa đảo. “Nhóm đối tượng này sẽ gọi điện hoặc nhắn tin cho người khácvà thông báo trúng thưởng. Sau đó, người tasẽ phải chuyển 10% số tiền giải thưởng để đóng thuế. Chưa dừng ở đó, các đối tượng lừa đảo còn yêu cầu người bị lừatrích lại một phần tiền coi như là quà. Những người bị lừa đa phần đều ở vùng sâu vùng xa”, ông Tuấn cho biết.

Ngoài việc lừa đảo trúng thưởng, một hình thức lừa đảo mới hiện nay là tuyển cộng tác viên bán hàng. Tuy nhiên, theo các cơ quan chức năng, qua quá trình kiểm tra, đây đều là các tài khoản Facebook giả và các mặt hàng đều không có thật.

Ở một góc nhìn khác, ông Nguyễn Sinh Nhật Tân - Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho biết20% khiếu nại gửi đến cơ quan này trong 10 tháng đầu năm 2019 liên quan đến cung cấp thông tin gây nhầm lẫn và chất lượng không đúng như quảng cáo.

Chính vì vậy, ông Tân đề nghị một mặt phải nâng cao trách nhiệm và sự chủ động tham gia của doanh nghiệp trong việc đấu tranh với nạn hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, nhưng mặt khác chế tài xử lý vi phạm cũng phải đủ sức răn đe, ngăn ngừa các hành vi tái diễn.

Thống kê của Tổng cục Quản lý thị trường cũng cho thấy, năm 2019, số vụ vi phạm về hàng giả, hàng nhái, sở hữu trí tuệ tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, 11 tháng đầu năm, cả nước đã phát hiện và xử lý 82.300 vụ vi phạm (năm 2018 phát hiện và xử lý 34.733 vụ vi phạm), thu nộp ngân sách nhà nước 430 tỉđồng, trị giá hàng tịch thu chưa bán gần 150 tỉ đồng, chuyển hồ sơ 107 vụ cho cơ quan công an xử lý.

Năm 2019 nổi trội lên những vụ việc vi phạm về sở hữu trí tuệ tăng nhanh, tính đến thời điểm này, đã kiểm tra và xử lý 6.597 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách nhà nước 19 tỉ đồng.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Đa dạng hóa loại hình và nguồn lực cho đào tạo nhân lực bán dẫn
9 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bị hàng giả chiếm 75% thị phần, L'Oreal kêu cứu lên chính quyền