Thực phẩm không an toàn trở thành mối quan tâm hàng đầu của bữa cơm gia đình. Làm sao để tránh được những độc tố có rất nhiều trong thực phẩm? Dưới đây là những bí quyết cho các bà nội trợ.

Bí quyết giúp bà nội trợ loại bỏ độc tố trong bữa ăn

La Hường | 16/09/2016, 07:39

Thực phẩm không an toàn trở thành mối quan tâm hàng đầu của bữa cơm gia đình. Làm sao để tránh được những độc tố có rất nhiều trong thực phẩm? Dưới đây là những bí quyết cho các bà nội trợ.

Loại bỏ độc tố trong măng

Nếu măng là món ăn yêu thích của cả gia đình bạn thì bạn nên hết sức quan tâm về vấn đề an toàn thực phẩm trong thời gian này. Ngay cả khi dùng măng tươi, chưa có chất bảo quản thì cũng không đảm bảo tránh khỏi ngộ độc.

Để tránh độc tố trong măng, tốt nhất phải ngâm qua đêm trước khi ăn. Khi ngâm, dùng nước đun sôi vì độc tố trong măng sẽ hòa tan trong nước nóng. Nếu không có đủ thời gian ngâm qua đêm, bạn luộc măng khoảng 3 lần, cho măng ra hết độc tố cũng như vị đắng sẵn có trong măng.

Bỏ ngay thớt gỗ quá cũ, có dấu hiệu mốc

Những mùn gỗ trên tấm thớt quá lâu ngày có thể sinh ra những loại vi khuẩn có hại cho cơ thể, trong đó có nấm aflatoxin – đây là loại nấm gây ra bệnh gạn, nặng hơn có thể dẫn đến ung thư.

Vì vậy, các bà nội trợnên bỏ ngay loại thớt gỗ quá lâu ngày, tránh tuyệt đối dùng để cắt thực phẩm sau khi chế biến như các loại thịt luộc, vì nấm sẽ theo thức ăn vào trực tiếpcơ thể một cách dễ dàng.

Chọn thực phẩm an toàn theo mùa

Vào những tháng trời nắng gắt (khoảng tháng 4,5) là thời điểm rau xanh “ngâm” hóa chất nhiều nhất. Do nắng nóng, để rau phát triển xanh tốt cần phải bổ sung lượng phân đáng kể cho cây. Nắng nóng cũng làm sâu bệnh phát triển lây lan nhanh hơn nên người trồng rau phải xử dụng một lượng lớn thuốc trừ sâu, dẫn đến rau không còn an toàn cho sức khỏe.

Vì vậy, các bà nội trợ phải chú ý khi chọn thực phẩm cho gia đình vào mùa khô, tránh những loại rau củ ăn trực tiếp như rau xanh, dưa leo… Một số loại có độ an toàn cao hơn như củ, các loại bỏ vỏ: bầu, mướp, bí. Một điểm cần lưu ý nữa là nên chọn thực phẩm theo mùa vì chúng dễ trồng, cho sản lượng đều mà không cần đến phân bón hay hóa chất bảo vệ cây.

Tránh ăn lại thức ăn thừa

Vì trong thức ăn thừa để lâu có phát sinh nhiều loại vi khuẩn có hại cho đường ruột, dẫn đến những chứng bệnh về đường ruột cũng như là gánh nặng cho hệ tiêu hóa.

Nếu giữ lại thức ăn còn thừa, phải bảo quản trong hộp kín và để ở ngăn đủ mát để không phát sinh vi khuẩn. Khi ăn, hâm chín lại ở nhiệt độ trên 70% để đảm bảo vi khuẩn không còn.

Rã đông thực phẩm đúng cách

Rất nhiều bà nội trợ có thói quen rã đông sai cách mà không hề hay biết như bỏ vào lòng vi sóng (tùy từng loại để bỏ vào lò vi sóng, và mỗi loại có thời gian khác nhau, nếu không biết căn chỉnh, thực phẩm mất chất dinh dưỡng và giảm độ hấp dẫn cho món ăn), rã đông bằng dầu ăn, nước lạnh hay thậm chí cứ bỏ vào nấu lâu hơn một chút.

Cách rã đông đúng và an toàn nhất là bạn bỏ thực phẩm từ ngăn đông xuống ngăn mát của tủ lạnh. Nếu là tảng thịt, có thể bỏ xuống từ đêm hôm trước để đủ lượng thời gian rã đông mà không có cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập, thực phẩm vẫn tươi ngon và giữ được chất dinh dưỡng.

Mai Anh

(Ảnh: Internet)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Phương án tổ chức thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024
2 giờ trước Giáo dục
Bộ GD-ĐT vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bí quyết giúp bà nội trợ loại bỏ độc tố trong bữa ăn