Tiến sĩ Matt Green, nhà côn trùng học của công ty kiểm soát ôn dịch toàn cầu Rentokil có trụ sở tại Vương quốc Anh cho biết thực tế không đến mức tận thế nhưng không thể xem thường.
Kiến thức - Học thuật

Biến đổi khí hậu có khiến côn trùng nổi dậy chống con người?

Anh Tú 18:30 22/06/2024

Tiến sĩ Matt Green, nhà côn trùng học của công ty kiểm soát ôn dịch toàn cầu Rentokil có trụ sở tại Vương quốc Anh cho biết thực tế không đến mức tận thế nhưng không thể xem thường.

ong.jpg
Ong bắp cầy châu Á đã có mặt tại châu Âu

Tiến sĩ Green nói: "Bệnh sốt xuất huyết không đến mức trở thành dịch bệnh đặc hữu. Các báo cáo về rệp ở Pháp tăng lên phần lớn là do mọi người đọc những thông tin cảnh báo và bắt đầu tìm kiếm chúng dưới nệm của họ. Và nhìn chung, nếu chúng ta thấy nhiều loài côn trùng xâm lấn hơn thì hầu như không phải do nhiệt độ tăng".

Biến đổi khí hậu có phải là nguyên nhân gây ra cuộc xâm lăng của động vật chân đốt này không?

Hầu hết các loài bị tác động bởi nhiều thứ hơn để phải bành trướng lãnh thổ chứ không chỉ vì mỗi yếu tố nhiệt độ. Ví dụ, bến cảng Sheerness gần London đã có 10.000 con bọ cạp vàng trong nhiều thế kỷ kể từ khi các tàu buôn mang chúng đến, nhưng những sinh vật vô hại này vẫn chưa lan rộng vì điều kiện không thích hợp.

Điều này không có nghĩa là biến đổi khí hậu không ảnh hưởng đến tình trạng sâu bệnh của Châu Âu.

Mối – một vấn đề từ lâu ở các nước Địa Trung Hải – đang tìm đường vào Bắc Âu khi nhiệt độ tăng cao. Mặc dù việc thiếu các tòa nhà làm bằng gỗ khiến chúng khó có thể gây ra thiệt hại kinh tế trên diện rộng.

Hay muỗi Aedes đã phổ biến ở Ý và xuất hiện ở Pháp, điều đó có nghĩa là các quốc gia châu Âu khác sẽ nằm trong danh sách tiếp theo.

Giám đốc Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát Dịch bệnh Châu Âu Andrea Ammon nói với BBC: “Châu Âu đã nhận thấy biến đổi khí hậu đang tạo điều kiện thuận lợi hơn cho muỗi xâm lấn lây lan sang các khu vực mà trước đây không bị ảnh hưởng”.

May mắn thay, đây không phải là loài mang bệnh sốt rét như loài muỗi Anopheles. Loài này khó có khả năng lây lan sang châu Âu do không có những vùng nước đọng lớn để sinh sôi.

Điều tương tự cũng xảy ra với ong bắp cày châu Á. Green nói: “Chúng di chuyển qua Pháp khá dễ dàng và đã có những trường hợp chúng qua miền đông nước Anh”.

Sau đó là rệp. Theo cơ quan y tế Anses, ngay cả trước đợt bùng phát gần đây, tình trạng nhiễm ký sinh trùng đã gây thiệt hại cho nền kinh tế Pháp 230 triệu euro hằng năm. Tin tức về rệp có thể khiến khách sạn tốn hàng nghìn USD chi phí xử lý và sụt giảm doanh thu do tác động đến tâm lý du khách.

Các loài gây hại ở châu Âu đang thay đổi như thế nào ngoài biến đổi khí hậu?

Nhà côn trùng học và đồng sáng lập Viện Nghiên cứu và Chống Rệp Quốc gia Jean-Michel Bérenger phân tích: “Khi nhiệt độ trong nhà là 25 đến 26 độ C, chỉ mất 5 ngày để trứng rệp nở. Trong điều kiện bình thường, khi nhiệt độ khoảng 20 độ C, chúng phải mất đến 10 ngày”.

Cho dù nhiệt độ tăng cao có giúp ích hay không, các loài gây hại mà chúng ta thường dễ bắt gặp là những loài thích nghi tốt nhất với con người và hành vi của chúng ta. Do vậy, có thể nói chính hành vi của chúng ta đang giúp chúng lây lan.

Sâu bướm sồi vốn là một loài đặc hữu ở Nam Âu, gây tàn phá rừng và giải phóng những sợi lông tơ có thể gây kích ứng da, mắt và đường hô hấp. Hiện chúng đã có chỗ đứng ở Vương quốc Anh do vào những năm 2000, người ta chuyển tới đây một cây sồi. Tuy nhiên, đó là những loài gây hại ở đô thị mà bạn có nhiều khả năng nhận thấy hơn.

Chuột gián và những loài tương tự đều có những đặc điểm chung khiến chúng phù hợp một cách lý tưởng để sống cạnh con người, cho dù chúng ta có muốn hay không. Chúng nhỏ, có khả năng len lỏi trong không gian chật hẹp, tối tăm và hoạt động về đêm nên khó bị phát hiện. Điều quan trọng là chúng ăn tạp nên không lo chết đói.

Tiến sĩ Green cho biết: “Chúng rất linh hoạt nên sẽ không bị ảnh hưởng với việc thay đổi nhiệt độ 1 hoặc 2 độ C. Hơn nữa, chúng đang sống trong những tòa nhà có máy điều hòa. Ngày nay, một số con bướm trong kho hầu như không bay vì chúng không cần phải làm vậy. Chúng vừa sống trong một thế giới đầy thức ăn và vừa được con người di chuyển khắp nơi. Đó là một cuộc sống sung túc với chúng”.

Đôi khi, chính sự thay đổi có thiện chí hoặc cần thiết trong hành vi của con người đã giúp các loài gây hại ở đô thị sinh sôi nảy nở.

Chẳng hạn là quần thể rệp đã gia tăng nhanh chóng trên khắp thế giới vào đầu thế kỷ 21. Ở Úc, mức tăng là từ 500% đến 4.500%; ở thành phố New York, số khiếu nại về rệp gửi tới chính quyền đã tăng từ 537 vào năm 2004 lên 10.985 vào năm 2009.

Các nhà côn trùng học cho rằng sự trỗi dậy này là do sự kết thúc của kỷ nguyên sử dụng DDT. Đây là loại thuốc trừ sâu khét tiếng đã làm giảm đáng kể số lượng côn trùng gây hại trên toàn cầu trong nửa cuối thế kỷ 20. Sau đó, do những lo ngại nghiêm trọng về môi trường và sức khỏe nên người ta buộc phải chấm dứt sử dụng DDT.

Ngành kiểm soát sinh vật gây hại đang triển khai các chiến lược giám sát ngày càng phức tạp và các biện pháp can thiệp ‘vật lý’ nhưng dường như không ăn thua. Việc quay lưng với các biện pháp kiểm soát côn trùng bằng hóa chất khiến chúng ta mất đi thứ từng là vũ khí mạnh mẽ chống lại chúng.

Điều gì đó tương tự có thể sắp xảy ra với chuột, ít nhất là ở châu Âu. Các cơ quan quản lý ở châu Âu đang ngày càng có cái nhìn thiếu thiện cảm về việc sử dụng thuốc diệt chuột chống đông máu. Điều này có thể có lý do chính đáng, nhưng nó khiến những người kiểm soát dịch hại lo lắng.

Tương lai sẽ ra sao?

Nhân loại đã khiến nhiều loài tuyệt chủng, hầu hết là do vô ý và vẫn đang tiếp tục làm như vậy. Tuy nhiên, những loài mà chúng ta không ưa như chuột hay gián lại tỏ ra kiên cường một cách khó tin.

Vậy chúng ta có thể mong đợi điều gì? Ở châu Âu, biến đổi khí hậu và hoạt động của con người khó có thể khiến những con nhện độc mọc lên như nấm hoặc gây ra các bệnh do muỗi lây truyền như ở các nước nhiệt đới.

Nhưng biến đổi môi trường sẽ làm thay đổi quần thể động vật ở châu Âu. Người châu Âu sẽ phải làm quen dần với muỗi Aedes và ong bắp cày châu Á; hãy cảnh giác với hoạt động tăng cường của chuột và rệp.

Do vậy, tốt nhất là giảm thiểu biến đổi khí hậu để tránh những xáo trộn gây ra khó chịu ngay dưới tấm ga giường hay trên mái nhà của bạn.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
11 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Biến đổi khí hậu có khiến côn trùng nổi dậy chống con người?