Khi công nghệ và khoa học khám phá độ sâu phát triển, các hệ sinh thái dưới đáy biển sâu tiếp tục được khám phá và hé lộ sự đa dạng sinh học lớn.

Biến đổi khí hậu khiến nghiêu, sò, ốc không thể sống nổi ở đáy biển sâu

Anh Tú | 25/07/2023, 14:05

Khi công nghệ và khoa học khám phá độ sâu phát triển, các hệ sinh thái dưới đáy biển sâu tiếp tục được khám phá và hé lộ sự đa dạng sinh học lớn.

Sâu dưới đại dương, không phải tất cả các hệ sinh thái đều được hình thành giống nhau. Các nhà khoa học quốc tế đã phát hiện ra ở dưới độ sâu khoảng -4.400 mét, hầu hết các sinh vật ẩn nấp trong bóng tối đều có cơ thể mềm mại và ẩm ướt. Chỉ ở phía trên giới hạn độ sâu đó, động vật thân mềm có vỏ cứng mới được tìm thấy.

Các nhà khoa học tin rằng lý do có liên quan đến sự có mặt của các khoáng chất mà từ đó lớp vỏ được hình thành. Kiến thức này có thể giúp chúng ta bảo vệ đa dạng sinh học trong những môi trường lạnh giá, tối tăm và khắc nghiệt này trước hoạt động của con người.

Nhà sinh thái học biển sâu Erik Simon-Lledó thuộc Trung tâm Hải dương học Quốc gia ở Anh cho biết: "Đáy vực sâu dưới biển đầy bùn khi lần đầu tiên được khám phá cách đây nhiều chục năm bị coi là gần như 'sa mạc biển'. Gọi là ‘sa mạc biển’ vì ở đó có điều kiện rất khắc nghiệt cho sự sống: thiếu thức ăn, áp suất cao và nhiệt độ cực thấp".

"Nhưng khi công nghệ và khám phá độ sâu phát triển, các hệ sinh thái dưới đáy biển sâu tiếp tục được khám phá và hé lộ sự đa dạng sinh học lớn, có thể so sánh với hệ sinh thái nước nông, được tìm thấy trên một phạm vi không gian rộng lớn hơn nhiều".

Đại dương nước sâu bao phủ hơn 60% bề mặt Trái đất, nhưng người ta biết rất ít về sự sống tồn tại trong đó. Đó là một môi trường rất khắc nghiệt đối với con người: áp suất siêu lớn, nhiệt độ lạnh cóng và bóng tối vĩnh viễn, cách xa ánh sáng Mặt trời.

Tuy nhiên, công nghệ đã được cải thiện đến mức chúng ta có thể khám phá từ xa những nơi có độ sâu tối tăm nhất này và để tìm hiểu phần dưới mơ hồ kỳ lạ của thế giới.

Sử dụng robot thăm dò biển sâu, nhóm của nhà sinh thái học Simon-Lledó đã thu thập một cơ sở dữ liệu lớn các hình ảnh từ dáy vực thẳm được gọi là Vùng Clarion-Clipperton, kéo dài 5.000km dưới đáy Thái Bình Dương giữa Mexico và quốc đảo Kiribati ở độ sâu từ -3.500 đến -6.000 mét.

Từ những hình ảnh thu thập được, các nhà nghiên cứu đã cẩn thận lập danh mục tất cả các loài động vật mà họ có thể tìm thấy có kích thước lớn hơn 10mm. Họ đã lập chỉ mục hơn 50.000 sinh vật ở dưới vực. Điều đặc biệt, họ nhận thấy sự khác biệt rõ rệt giữa các loại động vật được tìm thấy ở độ sâu ít hơn so với những loài ở phần sâu nhất của khu vực.

Simon-Lledó cho biết: “Chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy một khu vực sâu được hải quỳ mềm và hải sâm thống trị tuyệt đối và một khu vực nông lại có san hô mềm và sao biển ở khắp mọi nơi.

Động vật thân mềm, với lớp vỏ cứng của chúng cũng không xuất hiện ở độ sâu -4.400 mét, mặc dù tất cả các loại sinh vật sống ở đáy vực sâu đã cư trú tại một khu vực chuyển tiếp giữa hai khu vực. Các nhà nghiên cứu nhận thấy độ sâu nhất định đó có thể liên quan đến độ bù cacbonat.

Vỏ cứng được hình thành từ canxi cacbonat vốn khuếch tán trong đại dương từ trên xuống. Tuy nhiên, dưới một độ sâu nhất định, lượng canxi cacbonat tích tụ không đủ, dẫn đến việc thiếu canxi ở đáy biển. Đây là can xi giúp các động vật thân mềm có vỏ cứng hấp thụ tạo lớp bảo vệ. Do đó, ở độ sâu -4.400 mét trở xuống, lớp động vật không thể sinh trưởng vì thiếu canxi.

Điều này cho thấy một sự cân bằng rất nhạy cảm trong đa dạng sinh học của vùng đại dương sâu thẳm. Và đáng lo là sự cân bằng mong manh này có thể dễ dàng bị phá vỡ bởi quá trình axit hóa đại dương, biến đổi khí hậu và khai thác khoáng sản dưới biển sâu như khu vực Clarion-Clipperton.

Các nhà nghiên cứu đánh giá: "Nhìn chung, điều này phản ánh tính không đồng nhất về sinh thái cao hơn nhiều so với hiểu biết trước đây của chúng ta đối với các quần thể sinh vật đáy ở đáy biển sâu phía đông bắc Thái Bình Dương".

"Sự không đồng nhất này, xuất phát từ yếu tố địa hóa và khí hậu, có ý nghĩa quan trọng đối với nghiên cứu sinh thái các môi trường nước sâu trong tương lai. Nó cũng giúp ích cho các chiến lược bảo tồn quy mô khu vực nhằm bảo vệ đa dạng sinh học ở vùng Clarion-Clipperton và có thể ở các vùng nước sâu khác trên toàn thế giới mà con người nhắm mục tiêu khai thác".

Bài liên quan
Biến mỗi ngôi nhà là một bể chứa carbon để chống biến đổi khí hậu
Việc xây dựng thường được cho là một phần gây ra biến đổi khí hậu mà chủ yếu đến từ việc khai thác vật liệu xây dựng. Nhưng chúng ta có thể biến vật liệu xây dựng từ kẻ thù thành đồng minh trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân dự chương trình Xuân quê hương tại Ba Lan
một giờ trước Theo dòng thời sự
Tối 17.1, giờ địa phương, tại thủ đô Warsaw, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân đã dự chương trình “Xuân quê hương Ất Tỵ 2025,” chung vui với cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Biến đổi khí hậu khiến nghiêu, sò, ốc không thể sống nổi ở đáy biển sâu