Với đề tài “Nghiên cứu sự giải phóng kali đi kèm với quá trình hòa tan phytolith trong rơm rạ”, PGS-TS Nguyễn Ngọc Minh đã được vinh danh ở hạng mục tác giả có công trình khoa học xuất sắc trong buổi trao giải Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2016 vào ngày 18.5 tại Bộ Khoa học - Công nghệ.

Biến phụ phẩm rơm rạ thành nguồn tài nguyên quý giá cho nông nghiệp

Thu Anh | 19/05/2016, 13:55

Với đề tài “Nghiên cứu sự giải phóng kali đi kèm với quá trình hòa tan phytolith trong rơm rạ”, PGS-TS Nguyễn Ngọc Minh đã được vinh danh ở hạng mục tác giả có công trình khoa học xuất sắc trong buổi trao giải Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2016 vào ngày 18.5 tại Bộ Khoa học - Công nghệ.

Ngay sau buổi lễ trao giải, PGS-TS Nguyễn Ngọc Minh (Trường đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội) đã có buổi chia sẻ cùng báo giới xoay quanh đề tài nghiên cứu cũng như những vấn đề còn khó khăn trong việc nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học Việt Nam.

- Thưa PGS, ông có thể cho biết ý nghĩa thực tiễn của công trình nghiên cứu mà ông cùng các cộng sự đã thực hiện?

- PGS-TS Nguyễn Ngọc Minh:Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta đang có xu hướng xuất khẩu rơm và sẽ thu được những lợi ích trước mắt. Tuy nhiên vấn đề này sẽ gây nguy hại cho môi trường và nếu chúng ta hoàn trả rơm rạ cho đồng ruộng bằng bất kỳcách nào thì vẫn phải đầu tư thêm chất dinh dưỡng, phân bón cho những vụ mùa tiếp theo.

Khi chúng ta bán hoặc sử dụng vào mục đích khác mà không mang tính quay vòng thì rõ ràng để duy trì được năng suất,bản thân chúng ta phải đầu tư nhiều hơn cho những vụ tiếp theo.

Trong khi đó, cây lúa trong quá trình sinh trưởng và phát triển có nhu cầu rất lớn về kali. Nguyên tố này được hút và tích lũy chủ yếu trong các mô bào thân cây và lá lúa. Tuy nhiên, hiện có rất ít thông tin nghiên cứu về dạng tồn tại cũng như khả năng tái sử dụng lượng kali này.

Nghiên cứu này được thực hiện để cung cấp thêm những thông tin chuyên sâu về thành phần và đặc tính của rơm rạ, là cơ sở khoa học cho các biện pháp quản lý và tận dụng tối đa lợi ích mang lại từ nguồn “tài nguyên” rơm rạ vô cùng dồi dào ở nước ta, mặt khác cảnh tỉnh việc xuất khẩu rơm rạ (chứa lượng rất lớn kali và các chất dinh dưỡng khác) có thể gây tổn thất kinh tế cho người dân khi họ phải tái đầu tư một lượng phân bón nhiều hơn cho cây trồng.

Theotôi, vấn đề này cần có sự vào cuộc của các nhà khoa học cũng như các nhà làm xã hội; đồng thời tôi cũng rất mong muốn công trình có sức lan tỏa ra với cộng đồng, cũng như góp phần tiếng nói cảnh tỉnh đối với xu hướng mà chúng ta đang giải quyết phụphẩm nông nghiệp hiện nay.

- Là một nhà nghiên cứu khoa học, theo ông điều khó khăn nhất hiện nay mà những nhà khoa học Việt Nam gặp phải trong nghiên cứulà gì?

- Khó khăn nhất đối với các nhà khoa học trong nước bây giờ chính là việc thiếu thốn trang thiết bị, cơ sở vật chất nên những nghiên cứu thường bị các tạp chí cóuy tín nghi ngờ về kết quả đạt được cũng như hiệu quả thực sự của dự án.

Chính vì vậy, những nhà nghiên cứu khoa học trong nước thường rất mất thời gian và sức lực để thuyết phục những tạp chí uy tín cũng như tạo dựng lòng tin trong họ. Dù chúng ta có thiếu thốn nhưng cộng đồng những nhà khoa học trẻ đều rất quyết tâm và đã có những thành công bước đầu với những đề tài nghiên cứu được công bố trên các tạp chí có uy tín về khoa học. Với những bài nghiên cứu được đăng trên các tạp chí quốc tế thì các nhà khoa học Việt Nam đã thuyết phục cộng đồng quốc tế có cái nhìn đúng đắn hơn về khoa học Việt Nam.

Đó là minh chứng rõ nhất cho việc dù trang thiết bị có hạn chế, khó khăn, dù có những định kiến nhất định của cộng đồng khoa học quốc tế nhưng cuối cùng mọi người vẫn phải chấp nhận và nhìn nhận được sự tiến bộ của nền khoa học Việt Nam.

Để được công bố thì yếu tố hàn lâm trong khoa học cũng rất quan trọng và thực nghiệm dù rất khó khăn nhưng kết quảmà các nhà khoa học Việt Nam đạt được chính là câu trả lời rõ ràng nhất cho việc thuyết phục cộng đồng khoa học quốc tế. Và việc công trình được công bố chính là một minh chứng rõ nét cho sự phát triển của khoa học Việt Nam.

- Vậy theo ông, ngành khoa học Việt Nam nên có hướng đi như thế nào để vừa tạo dựng được lòng tin trong cộng đồng khoa học quốc tế vừa giữ được tiếng nói riêng cho mình?

- Trong bối cảnh đất nước hiện nay, khoa học quốc tế cũng như nền khoa học nước nhà đang có xu hướng mở rộng hợp tác quốc tế. Khi chúng ta có những đồng nghiệp quốc tế cùng tham gia vào dự án thì sức thuyết phục sẽ được nâng cao hơn, mang ý nghĩa lớn hơn cũng như giảm tải cho các nhà nghiên cứu khoa học. Điều đó sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với những nhà nghiên cứu, những nhóm nghiên cứu tự làm và tự công bố trong nước.

Điều quan trọng nằm ở các nhà khoa học Việt Nam khi tham gia vào nhóm nghiên cứu quốc tế thì vai trò của chúng ta ở đâu trong dự án đó. Nếu chúng ta là tác giả chủ chốt thì đó là điều rất tốt cho những công trình nghiên cứu khoa học cũng như tạo được tiếng nói trong cộng đồng các nhà khoa học trong và ngoài nước.

- Xin cảm ơn ông.

Thu Anh (thực hiện)

Ảnh: PGS-TS Nguyễn Ngọc Minh (đứng giữa) đạt giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2016 dành cho nhà khoa học là tác giả có công trình nghiên cứu xuất sắc (Ảnh: Thu Anh)

Bài liên quan
VinFuture công bố Tuần lễ Khoa học công nghệ và lễ trao giải 2024
Quỹ VinFuture chính thức công bố lịch trình Tuần lễ Khoa học công nghệ và Lễ trao giải VinFuture 2024 diễn ra từ ngày 4 - 7.12.2024 tại Hà Nội. Đây là chuỗi sự kiện tầm vóc quốc tế, hội tụ nhiều tên tuổi kiệt xuất thế giới trong các lĩnh vực trọng yếu như khoa học vật liệu, trí tuệ nhân tạo, ô nhiễm không khí, nghiên cứu môi trường… Đặc biệt, tâm điểm của chuỗi sự kiện là lễ vinh danh các nhà khoa học có thành tựu xuất sắc, đang góp phần phụng sự cho cuộc sống con người.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Biến phụ phẩm rơm rạ thành nguồn tài nguyên quý giá cho nông nghiệp