Người ta từng bảo: “Đói ngày giỗ cha, no ba ngày Tết”, ý muốn nói rằng dù gia đình có nghèo đói thế nào đi chăng nữa thì trong những ngày Tết cổ truyền, cỗ bàn phải đàng hoàng, mọi người ăn uống thỏa thích.
Văn hóa

Bình dị dưa món trong mâm cỗ Tết

Đặng Đức 02/02/2024 10:10

Người ta từng bảo: “Đói ngày giỗ cha, no ba ngày Tết”, ý muốn nói rằng dù gia đình có nghèo đói thế nào đi chăng nữa thì trong những ngày Tết cổ truyền, cỗ bàn phải đàng hoàng, mọi người ăn uống thỏa thích.

Tết đến Xuân về trên khắp mọi miền đất nước, hầu như nhà ai cũng sửa soạn mâm cỗ để trước thì cúng tổ tiên, ông bà… và gia đình, ông bà, con cháu quây quần bên nhau trong những ngày nghỉ Tết.

Người ta từng bảo: “Đói ngày giỗ cha, no ba ngày Tết”, ý muốn nói rằng dù gia đình có nghèo đói thế nào đi chăng nữa thì trong 3 ngày Tết Nguyên đán cỗ bàn phải đàng hoàng, mọi người trong nhà đều phải được ăn no thỏa thích, ăn uống đủ đầy nhiều món… Chính vì lẽ đó, mâm cỗ ngày Tết thường là rất to, đầy đặn với nhiều món ngon.

trong-khi-m-m-c-t-t-c-a-ng-i-mi-n-b-c-c-ng-lu-n-c-s-hi-n-di-n-c-a-m-n-d-a-h-nh-mu-i-chua....jpg
Món hành, củ kiệu không thể thiếu vào mỗi dịp lễ Tết cổ truyền Việt Nam

Cỗ Tết ở các vùng miền tại nước ta dẫu có sự khác nhau về các món, số lượng món, cũng như cách bài trí… nhưng có đặc điểm chung là tươm tất, với nhiều món đặc trưng của dịp Tết. Trong số đó không thể thiếu món dưa món được chế biến từ các loại rau, củ, quả mang hương vị đồng quê dân dã. Đây là món ăn phổ biến không chỉ có riêng tại Việt Nam mà còn thấy ở nhiều quốc gia châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…

Ngoài việc món ăn để được lâu (trong nhiều ngày) thì hầu hết các món dưa món còn có tác dụng kích thích vị giác rất tốt, tạo nên sự ngon miệng cho bữa ăn.

Một số nghiên cứu về y học cho thấy ăn dưa muối nói riêng và nhiều các món dưa món khác được làm từ rau củ quả nói chung, còn đem đến những lợi ích nhất định cho sức khỏe (tất nhiên cũng có một số những nguy cơ tiềm ẩn có hại như làm tăng huyết áp, gây kích ứng dạ dày, ăn quá nhiều cũng như chế biến và bảo quản không đúng cách) như: Cung cấp các chế phẩm sinh học probiotic, cung cấp các chất chống oxy hóa, khoáng chất và vitamin thiết yếu, kiểm soát bệnh đái tháo đường, giúp giảm cân...

Các món dưa món phổ biến mà người Việt Nam vẫn thường chế biến để có thể sử dụng ăn hằng ngày, cũng như bày biện trong mâm cỗ cúng Tết có thể kể đến như: dưa hành, củ kiệu, cải bẹ muối chua, dưa góp chua ngọt (nguyên liệu có thể là đu đủ, su hào, cà rốt, củ cải trắng, dưa chuột), bắp cải muối, cà pháo muối xổi, măng muối chua… Nói chung, tất cả các món dưa món đều chế biến từ rau củ quả mà người nông dân Việt tự trồng được.

Trong những năm gần đây, mâm cỗ Tết Việt trong nhiều gia đình ở thành phố, thậm chí ở các vùng thôn quê cũng đã xuất hiện một món dưa món “ngoại lai” của Hàn Quốc. Đó là món kim chi, được muối chua từ rau cải thảo cùng một số nguyên liệu đặc trưng, trong đó, không thể thiếu được màu đỏ đặc trưng vô cùng đẹp mắt của bột ớt.

Ngoài ra, ở các vùng miền khác nhau cũng có các món dưa món khác nhau. Chẳng hạn miền Bắc có món dưa hành, người miền Nam có củ kiệu, thì với người miền Trung dưa món được kết hợp của cà rốt, đu đủ, dưa leo, củ cải, củ kiệu… Đây là món không thể thiếu để ăn kèm với bánh tét.

th-c-ki-u-mu-i-chua-n-k-m-v-i-t-m-kh-l-m-n-n-b-nh-d-lu-n-kh-ng-th-thi-u-c-trong-m-m-c-ng-y-t-t-c-a-ng-i-mi-n-t-y-n-i-ri-ng-v-ng-i-mi-n-nam-n-i-chung....jpg
Củ kiệu với tôm khô

Ngày nay, với sự giao thoa văn hóa, ẩm thực vùng miền đã xích lại gần nhau hơn, chính vì vậy mà các món dưa món cũng không còn là “mặc định” của một nơi nào nữa. Trong mâm cỗ Tết của các gia đình miền Bắc đã có sự xuất hiện của dưa món, củ kiệu; trong khi không ít gia đình người miền Trung, miền Nam cũng vẫn thường cúng Tết với món dưa hành, dưa cải, cà pháo muối chua…

Để chế biến được các món dưa món, với người Việt chúng ta, nhất là những người sinh ra và lớn lên ở nông thôn thì hầu như ai cũng biết làm. Các bà, các mẹ, các chị… vốn là những người thường làm công việc này nên đều rất khéo léo, từ khâu chọn nguyên liệu chất lượng, cho đến cung cách chế biến, nêm nếm gia vị để tạo nên các món dưa món ngon, chuẩn vị.

Trong ký ức tuổi thơ của tôi ở miền quê, bà và mẹ tôi, cũng như ở nhiều gia đình thôn quê khác thường chỉ làm món hành củ, dưa cải bẹ và cà pháo muối chua. Các loại gia vị dùng để chế biến làm chua cũng chỉ đơn giản là muối trắng và nước. Thế nhưng, theo thời gian, mâm cỗ Tết của gia đình tôi và mọi người cũng thay đổi với các món dưa món từ đu đủ, cà rốt, củ cải… ngâm chua ngọt; dưa giá đỗ muối chua; dưa chuột ngâm xì dầu (nước tương)… Các thứ gia vị để làm nên các món dưa món cũng phong phú hơn, ngoài muối trắng và nước lọc còn có nhiều thứ khác như: nước mắm, xì dầu, đường, tỏi, ớt, gừng…

Chính vì vậy mà các món dưa món của những năm sau này không chỉ phong phú về chủng loại, đa dạng về khẩu vị để mọi người thưởng thức trong dịp tết, để bữa ăn đỡ ngấy. Không chỉ phục vụ cho mâm cỗ Tết truyền thống ở Việt Nam, dưa món còn được bán ra nước ngoài để phục vụ bà con người Việt xa xứ.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
13 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bình dị dưa món trong mâm cỗ Tết