PGS-TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam vừa có bài trả lời trên báo Bình Dương về vấn đề quy hoạch thành đô thị công nghệ trong tương lai. Chúng tôi xin dẫn lại một số vấn đề then chốt.

Bình Dương chi viện cho Bình Phước để phát triển vùng

HD | 12/04/2022, 14:12

PGS-TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam vừa có bài trả lời trên báo Bình Dương về vấn đề quy hoạch thành đô thị công nghệ trong tương lai. Chúng tôi xin dẫn lại một số vấn đề then chốt.

Trong 25 năm xây dựng và phát triển, Bình Dương có những bước tiến vững chắc trên nhiều phương diện, đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của vùng kinh tế trọng điểm phía nam và cả nước.

Theo Phó giáo sư Trần Đình Thiên, tỉnh Bình Dương có quan trọng đặc biệt với nền kinh tế các tỉnh phía nam.

Bình Dương nằm sát TP.HCM, bên cạnh Đồng Nai và liên thông với Bà Rịa-Vũng Tàu, tạo thành “cụm trung tâm phát triển” của vùng kinh tế trọng điểm phía nam.

Quan hệ giữa hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước xét trong tổng thể phát triển vùng là minh chứng rõ ràng và thuyết phục cho nhận định trên. Bình Dương kết nối Bình Phước với TP.HCM, trực tiếp thúc đẩy Bình Phước phát triển, giúp Bình Phước chuyển từ trạng thái “dự trữ phát triển” sang “quỹ đạo phát triển”...

Ở vị trí đó, ngoài sự đóng góp trực tiếp ngày càng lớn vào thành tích tăng trưởng của vùng, Bình Dương còn là một mắt khâu quan trọng trong chuỗi liên kết - kết nối lưu thông, tạo cộng hưởng sức mạnh và lan tỏa phát triển. Bản đồ biểu thị sự đan kết các tuyến đường vành đai và các tuyến kết nối hướng tâm của vùng với những đoạn tuyến xung yếu xuyên qua Bình Dương xác nhận vị thế đó.

Có thể thấy, ở bất cứ cấp độ nào và từ bất kỳ góc độ nào, vai trò quan trọng và vị trí xung yếu của Bình Dương trong liên kết phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía nam là điều được khẳng định tự thân và tự nhiên. Có chăng cần nói thêm rằng vai trò và vị thế đó sẽ tiếp tục tăng lên cùng với sự phát triển của vùng và của chính Bình Dương.

3 yếu tố tạo kỳ tích trong giao thông Bình Dương

Mặc dù Bình Dương không có đường sắt, không có cảng biển, không có cảng hàng không - nghĩa là thiếu nhiều điều kiện, lợi thế phát triển cơ bản, nhưng xét thực tế, Bình Dương lại là tỉnh có hệ thống giao thông kết nối thuộc loại tốt nhất cả nước. Nhờ đó, Bình Dương lập được kỳ tích phát triển.

Câu hỏi đặt ra: Tại sao Bình Dương làm được điều mà đa số các địa phương khác, hay có thể nói cả nước, cho đến nay vẫn cứ vật lộn, loay hoay?

Theo Phó giáo sư Trần Đình Thiên, có 3 yếu tố để trả lời:

Thứ nhất, hãy nhận thức đúng, quán triệt sâu, thật nghiêm túc những nguyên lý phát triển đơn giản. Đơn giản, dễ bị bỏ qua. Nhưng đó mới chính là định hướng phát triển quan trọng bậc nhất và hoàn toàn không dễ thực thi.

Thứ hai là phải biến nó thành chiến lược hành động, xuyên suốt và thống nhất, với sự ưu tiên đúng tầm. Điều này hoàn toàn không dễ đạt được trong điều kiện tầm nhìn lãnh đạo hạn chế, định hướng chính sách bị lợi ích nhóm chi phối, và nhất là khi cấp trên chưa “phát lệnh”.

Thứ ba là biết cách triển khai trong điều kiện thiếu các cơ chế, chính sách phù hợp, khi mà tư duy và hành động đổi mới dễ gặp rủi ro, ít được cổ vũ và khuyến khích.

Phó giáo sư Thiên cho rằng Bình Dương đã làm được cả ba điều đó, trên nền tảng thống nhất mục tiêu hành động, lấy sự phát triển của tỉnh, với khát vọng tiến vượt lên, làm trục xuyên suốt.

"Đơn giản vậy thôi, vì thế sẽ có nhiều người không tin. Nhưng điều khó mà làm được, thì đương nhiên sẽ khó tin. Vì thế, tôi mới nói hãy đến Bình Dương mà “trải nghiệm” và “tận hưởng”, Phó giáo sư Trần Đình Thiên khẳng định.

Cần tham gia tích cực vào vành đai 3

Dù vậy, ông Thiên cho rằng liên kết vùng ở khu vực này vẫn còn khá yếu, chưa phát huy đầy đủ sức mạnh cộng hưởng và lan tỏa phát triển, đặc biệt là đến một số tỉnh “vùng xa”. Để Bình Dương và cả vùng bứt phá, phát triển đúng tầm, hãy còn nhiều việc phải làm. Mấu chốt của liên kết vùng là phát triển hệ thống giao thông kết nối - các đường vành đai và các tuyến hướng tâm, với TP.HCM là trung tâm hội tụ, cụ thể là đường Vành đai 3 và 4, đường nối Bình Phước - Bình Dương - TP.HCM - sân bay Long Thành - cảng Cái Mép - cảng Thị Vải, không chỉ đường bộ cao tốc mà cả đường sắt và đường thủy.

Những việc này đã được Bình Dương định hình từ khá sớm và đã chủ động triển khai. Đường Vành đai 3 và 4, mặc dù chưa được Trung ương chính thức phê duyệt và triển khai, song đoạn tuyến đi qua Bình Dương đã được tỉnh khởi động sớm, không chờ vốn trung ương và đã hoàn thành phân nửa.

binh-duong.jpg
Đường cao tốc nối Bình Dương - Bình Phước - TP.HCM - Ảnh: Internet

Bình Dương cũng đang chi viện mạnh mẽ để thúc đẩy Bình Phước nhanh chóng gia nhập quỹ đạo phát triển vùng. Sự hiện diện của Becamex IDC tại Bình Phước không chỉ tạo cú hích quan trọng cho Bình Phước mà quan trọng không kém là tạo cộng hưởng sức mạnh của vùng trong sự kết nối với Tây Nguyên. Tất nhiên, sức thúc đẩy vùng của Bình Dương không chỉ nằm ở khía cạnh “liên kết”. Bình Dương đang tạo một áp lực đua tranh, cạnh tranh phát triển mạnh trong vùng. Ở khía cạnh này, đóng góp của Bình Dương đối với sự phát triển vùng cũng không hề nhỏ.

Quy hoạch cho tương lai

Theo Phó giáo sư Trần Đình Thiên, Bình Dương đang quy hoạch phát triển theo hướng xây dựng thành phố (trực thuộc Trung ương) công nghệ cao và thông minh, trong không gian liên kết vùng và kết nối toàn cầu. Đây là cấu trúc điển hình của phương thức phát triển hiện đại. Đây chính là điểm mấu chốt. Sự phù hợp xu thế thời đại của chiến lược phát triển được lựa chọn chính là yếu tố bảo đảm cho Bình Dương tiếp tục tiến lên và gặt hái thành công. Tất nhiên, sẽ không dễ dàng. Không có gì mới mẻ, mang tính sáng tạo tầm cao mà lại dễ dàng đạt tới. Đó là chưa kể đến sức cản trở luôn có của cơ chế cũ, của các nhóm lợi ích khác biệt và xung đột. Nhưng chỉ có loại thách thức như vậy mới xứng đáng với Bình Dương.

Phó giáo sư Trần Đình Thiên kết luận: “Không chỉ Bình Dương đóng góp cho sự phát triển vùng. Bản thân Bình Dương cũng được hưởng lợi lớn từ sự liên kết và sự phát triển vùng. Vẫn là nguyên lý “lộ thông, tài thông” mà Bình Dương đã thuộc nằm lòng. Chỉ có điều trong giai đoạn mới, khi quỹ đạo phát triển của Bình Dương vận hành trong một “hệ sinh thái” mới - công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo, đô thị thông minh - thì vấn đề kết nối số, kết nối sáng tạo sẽ được dành sự ưu tiên cao, ngày càng vượt trội so với kết nối hạ tầng “cứng” truyền thống. Và ở khía cạnh này, Bình Dương cũng đang vượt trước đa số các địa phương khác trong cả nước, đang tự tin tham gia vào cuộc đua tranh phát triển toàn cầu, ở bậc cao nhất - xây dựng đô thị thông minh - sáng tạo, với những thành tích ban đầu thật sự đáng khích lệ. Tôi tin Bình Dương sẽ tiếp tục thành công”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bình Dương chi viện cho Bình Phước để phát triển vùng