Lợi dụng Black Friday, nhiều cửa hàng quần áo, điện thoại... đã thu gom các sản phẩm kém chất lượng, không nguồn gốc về bán cho khách.

Black Friday: La liệt quần áo, điện thoại... trôi nổi 'gắn mác' thương hiệu

Bài và Ảnh: Tuyết Nhung | 27/11/2020, 12:17

Lợi dụng Black Friday, nhiều cửa hàng quần áo, điện thoại... đã thu gom các sản phẩm kém chất lượng, không nguồn gốc về bán cho khách.

Hôm nay (27.11) là ngày Black Friday - Ngày thứ sáu đen và cũng được xem là ngày hội mua sắm toàn cầu. Theo đó, nhiều cửa hàng tại Hà Nội hưởng ứng bằng những chương trình giảm giá hấp dẫn để thu hút người tiêu dùng. Tất cả các mặt hàng, sản phẩm từ quần áo, điện thoại... đến các đồ gia dụng, mặt hàng thiết yếu đều được giảm giá trong ngày hôm nay.

128124716_838564643610284_6573011342960591816_n.jpg
Nhiều cửa hàng ưu đãi, giảm giá khủng trong ngày Black Friday 

Theo ghi nhận của PV trên các tuyến phố mua sắm lớn ở Hà Nội như: Chùa Bộc, Phố Huế, Bà Triệu, Bạch Mai, Kim Mã..., biển quảng cáo Black Friday đã đã được treo rầm rộ, với nhiều khuyến mãi hấp dẫn như 30%, 40%, thậm chí có nơi đến 90%, mua 1 tặng 1, khuyến mại sập sàn...

Tuy nhiên, khi vào bên trong các cửa hàng hỏi các mẫu sản phẩm thì mức giá giảm lại không giống như treo biển. Những mặt hàng được giảm giá là hàng cũ, lỗi mốt, thừa size hoặc sứt chỉ... Còn lại những hàng mới về, bán chạy thì lại không giảm.

Trong ngày hôm nay, lực lượng quản lý thị trường trên khắp cả nước đã ra quân kiểm tra các cơ sở, cửa hàng quần áo, điện thoại, đồ gia dụng, thiết bị điện tử... Tại Lạng Sơn, lực lượng quản lý thị trường vừa phát hiện một hàng mua trôi nổi áo len đã qua sử dụng để gia công, gắn mác bán lại kiếm lời.

Cụ thể, khi kiểm tra đột xuất kho hàng có địa chỉ tại ngõ 143, đường Chu Văn An, phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn do ông Nguyễn Đức Anh làm chủ, lực lượng chức năng phát hiện trong kho đang cất giữ nhiều áo len có dấu hiệu là áo cũ được mua thu gom. Tại thời điểm kiểm tra chủ kho hàng không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp liên quan đến lô hàng.

ao-len-cu-2.jpg
Áo len được thu gom trôi nổi về gắn mác thương hiệu và bán cho khách 

Chủ cửa hàng này khai nhận: Số áo len cũ này được gia đình mua thu gom ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước, sau đó sẽ gia công lại, đóng nhãn mác mới với mục đích đưa ra thị trường tiêu thụ. Lực lượng quản lý thị trường đã tạm giữ trên 4.000 áo len cũ các loại để tiếp tục xử lý theo quy định của pháp luật.

Trong cùng ngày hôm nay, cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk đã phát hiện cửa hàng kinh doanh nhiều điện thoại di động iPhone và iPad không có hóa đơn, chứng từ.

Cụ thể, Đoàn kiểm tra liên ngành thường trực Ban chỉ đạo 389 tỉnh Đắk Lắk đã tiến hành kiểm tra đột xuất tại cửa hàng kinh doanh điện thoại Bích Vân (địa chỉ: 148 Ngô Quyền, phường Tân An, thành phố Buôn Ma Thuột).

dt.jpg
Cở sở thu gom iPhone cũ về bán, không có hóa đơn chứng từ 

Qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện tại cửa hàng có 15 chiếc điện thoại di động iPhone và 5 chiếc iPad hiệu Apple sản xuất tại nước ngoài và đã qua sử dụng. Tại thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở kinh doanh là ông Nguyễn Quốc Lập không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa. Theo đó, đoàn kiểm tra đã lập biên bản tạm giữ số hàng hóa nói trên để tiến hành xác minh và xử lý theo quy định của pháp luật.

Ngày hôm qua (26.11), lực lượng quản lý thị trường đã phạt trên 70 triệu đồng đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu. Cụ thể là xử phạt ông Lê Văn Kiên và tịch thu, buộc tiêu hủy 350 bộ quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas và 75.000 đơn vị tem, nhãn giả mạo nhãn hiệu Adidas

Trao đổi với báo giới ngày hôm nay về thực trạng trên, bà Nguyễn Minh Phương - Chánh Văn phòng Tổng cục Quản lý thị trường cho biết đã yêu cầu các địa phương trên cả nước phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan như: Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, các Sở Công Thương trên địa bàn thực hiện kiểm tra, kiểm soát các tổ chức, cá nhân sử dụng thương mại điện tử và ứng dụng công nghệ số để kinh doanh, bán hàng trực tuyến.

Nếu phát hiện sai phạm thì xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật, không để xảy ra tình trạng lợi dụng sự kiện để tiêu thụ hàng cấm, hàng hóa nhập lậu, không đảm bảo chất lượng, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, vi phạm sở hữu trí tuệ, an toàn vệ sinh thực phẩm, … 

Với người tiêu dùng, lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường khuyến cáo nên tìm hiểu các thông tin, không mua sắm, nhập thông tin cá nhân trên các website không có logo thông báo. Bên cạnh đó, cần tìm hiểu thông tin về giá thông qua các hệ thống so sánh giá, kiểm tra kỹ hàng hóa khi nhận hàng.

Bài liên quan
Black Friday - Ngày hội mua sắm đã hết thời?
Chất lượng sản phẩm và những chiêu trò về giá đang khiến Ngày hội mua sắm - Black Friday trở nên kém mặn mà đối với người tiêu dùng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tập đoàn Nvidia và Chính phủ Việt Nam ký kết hợp tác thành lập hai trung tâm về AI
1 giờ trước Sự kiện
Chiều tối 5.12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có buổi làm việc với ông Jensen Huang - nhà sáng lập, đồng thời là Tổng giám đốc điều hành của Tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới Nvidia của Hoa Kỳ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Black Friday: La liệt quần áo, điện thoại... trôi nổi 'gắn mác' thương hiệu