"Kinh tế Việt Nam đã đạt được một kết quả quá tốt trong năm 2016. Chúng tôi tin chắc rằng kinh tế Việt Nam sẽ lại là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong năm 2017", Bloomberg ngày 18.1 dẫn lời Eugenia Victorino, chuyên gia kinh tế của Australia & New Zealand Banking Group Ltd, khi nhận định về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2017.

Bloomberg nhận định năm 2017 kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh

ngocviet | 29/01/2017, 20:09

"Kinh tế Việt Nam đã đạt được một kết quả quá tốt trong năm 2016. Chúng tôi tin chắc rằng kinh tế Việt Nam sẽ lại là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong năm 2017", Bloomberg ngày 18.1 dẫn lời Eugenia Victorino, chuyên gia kinh tế của Australia & New Zealand Banking Group Ltd, khi nhận định về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2017.

Dựa trên kết quả khảo sát của mình, hãng Bloomberg đã đưa ra dự báo kinh tế của Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 6,7% trong năm 2017, bất kể việc tỷ phú Trump thắng cử và có những biện pháp nhằm gia tăng lợi ích Mỹ, gây xáo trộncho các nền kinh tế khác trên thế giới, trong đó có việc rút Mỹ khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Trong khi Mỹ là quốc gia có kim ngạch thương mại lớn thứ 2của Việt Nam và Việt Nam là 1 trong 10 nền kinh tế xuất siêu lớn nhất vào thị trường Mỹ, vậy chắc chắn hiệu ứng từ các biện pháp của ông Trump tấn công vào toàn cầu hóasẽ có tác động đến kinh tế Việt Nam, sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của kinh tế Việt Nam.

Vậy nhưng truyền thông quốc tế và các chuyên gia kinh tế vẫn đưa ra nhận định lạc quan về kinh tế Việt Nam trong năm 2017, thậm chí còn vượt qua cả chỉ số tăng trưởng trong năm 2016. Tại sao vậy?

Việt Nam có thể khai thác lợi ích từ việc ông Trump tấn công vào toàn cầu hóa

Việc tân Tổng thống Mỹ Donald Trump thực hiện các biện pháp tấn công vào toàn cầu hóa, hiện thực hóachủ nghĩa biệt lập trong quan hệ giữa kinh tế Mỹ với kinh tế toàn cầu có thể sẽ gây ra cú sốc cho kinh tế Mỹ. Để tránh nguy hại từ cú sốc đó, cần phải có bước đệm – một hành lang an toàn - cho kinh tế Mỹ trước khi các biện pháp của ông Trump có tác hiệu.

Khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định tăng lãi suất vào ngày 15.12.2016 đã tạo ra một hiệu ứng mà có thể được xem là bước đệm cho các biện pháp của ông Trump, đó là giá trị của đồng USD tăng mạnh so với tất cả các đồng ngoại tệ mạnh khác. Tuy nhiên, hiệu ứng đó chỉ có lợi cho kinh tế Mỹ trong tương quan với các đối thủ về ngang ngửa về quy mô và sức mạnh kinh tế.

Với các nền kinh tế nhỏ, không thể tạo ra vị thế đối trọng với kinh tế Mỹ thì việc đồng USD tăng giá trị so với đồng nội tệ là một hiệu ứng tích cực. Điều dễ nhận thấy nhất là kích thích xuất khẩu vào thị trường Mỹ bởi giá hàng hóarẻ hơn. Việt Nam có thặng dư mậu dịch lớn với Mỹ, vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam có thể hưởng lợi rất nhiều bởi việc tăng lãi suất của Fed.

Doanh nghiệp X xuất khẩu sản phẩm gỗ gia dụng vào thị trường Mỹ, trong đó sản phẩm i có giá bán tại cảng của Mỹ (CIF) là: Pi = 25 USD. Quy đổi ra VNĐ– theo tỷ giá ngày 26.1.2017 là 1 USD = 22.560 đồng, tức Pi = 25 x 22.560 = 564.000. Đặt trường hợp sản phầm i đang chịu thuế 5% , tức Ti = 25 x 5% = 1,25 USD. Quy đổi VNĐ: Ti = 1,25 x 22.560 = 28.200 đồng.

Khi đồng USD tăng 1,5% giá trị (tính theo biên độ ngày 15.12.2016) thì lúc đó giá của sản phẩm i (tính theo VNĐ) sẽ giảm đi số tiền là: Ci = 564.000 x 1,5% = 8.460 đồng. Đặt giả thiết ông Trump tăng thuế khiến thuế suất của i cũng tăng, thì với số tiền Ci = 8.460 đồng, doanh nghiệp X có thể chịu mức % gia tăng thuế cho sản phẩm i là: Fi = 8.460/28.200 x 100 = 30%.

Điều đó cho thấy chỉ cần đồng USD gia tăng 1,5% giá trị thì doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có thể chịu đựng được mức gia tăng thuế của chính phủ Trump lên đến 30%. Đây là một mức rất an toàn, bởi việc thuế gia tăng với tỷ lệ 30% là không dễ được áp. Do đó thiệt hại từ biện pháp tấn công của ông Trump luôn là thấp hơn lợi ích có thể khai thác từ các biện pháp ấy.

Kinh tế Việt Nam không bị thiệt hại khi TPP không thể vận hành

Theo giới phân tích, lợi ích mà kinh tế Việt Nam có được từ TPP là rất lớn và Việt Nam được xem là quốc gia có lợi nhất trong số 12 thành viên tham gia TPP. Lợi ích rõ rệt nhất là hàng giá rẻ của Việt Nam có thể xâm nhập vào các thị trường trong TPP khi hàng rào thuế quan bị cắt giảm tối đa.

Mặc dù vậy, những lợi ích to lớn ấy mới chỉ tồn tại ở dạng lợi ích kỳ vọng. Do TPP chưa vận hành, những lợi ích kỳ vọng chưa phát sinh nên chưa ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam.

Thậm chí, việc TPP không thể vận hành còn khiến cho kinh tế Việt Nam không bị thiệt hại khi phải đánh đổi lợi ích thực tế lấy lợi ích kỳ vọng. Bởi lẽ, các bên tham gia TPP có quá nhiều khác biệt, nên để có thể thống nhất thì mỗi bên phải có những nhượng bộ nhất định và đi kèm sự nhượng bộ là thiệt hại về lợi ích.

Thực tế đó khiến cho nhiều lợi ích của Việt Nam đã bị mất ngay trên bàn đàm phán và khi TPP vận hành thì ngay lập tức những thiệt hại đó sẽ phát sinh. Điều đó cho thấy lợi ích phải “trao” thì luôn đi trước và luôn là thực tế, còn lợi được “nhận” thì phải chờ đợi và luôn là kỳ vọng nên có thể có và có thể không. TPP chưa vận hành thì thiệt hại của Việt Nam chưa phát sinh.

Với Việt Nam thì TPP được nhận diện là cú hích có lợi cho nền kinh tế, tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam khai thác lợi ích từ các đối tác, song TPP cũng tạo ra thách thức với hệ thống doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào sân chơi bình đẳng nhưng vị thế của Việt Nam chưa thể bình đẳng.

Do vậy, khi TPP không vận hành thì sẽ không có cú hích và đương nhiên sẽ chỉ không có đột biến về lợi ích kinh tế Việt Nam mà thôi. Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và các thành viên tham gia TPP vẫn phát triển và lợi ích từ các mối quan hệ song phương này vẫn đang tạo ra lợi ích cho kinh tế Việt Nam. Như vậy, TPP không vận hành thì lợi ích của Việt Nam không thêm cũng chưa mất.

Có thể thấy rằng, bối cảnh kinh tế Việt Nam không giống như kinh tế Nhật Bản khi tham gia vào TPP. Kinh tế Nhật liên tục suy thoái hơn 20 năm và chính phủ của Thủ tướng Abe phải kích hoạt chương trình Abenomics nhằm chấn hưng kinh tế Nhật. Tuy nhiên, hai rào cản mặc định là chí phí lao động cao và dân số già khiến Abenomics phải nhờ cậy vào kinh tế đối ngoại.

Chính vì vậy mà TPP được xem là sự giải cứu choAbenomics và khi TPP không thể vận hành thì Abenomics có nguy cơ phá sản, tình hình kinh tế Nhật Bản sẽ xấu đi. Điều đó cho thấy Nhật Bản cần TPP hơn Việt Nam rất nhiều và đó cũng được xem là lý do khiến Thủ tướng Abe phải chạy đôn chạy đáo cứu TPP.

Đây là những cơ sở quan trọng nhất khiến các chuyên gia đánh lạc quan về kinh tế Việt Nam trong năm 2017. Chính vì vậy, ông Trịnh Nguyễn, một chuyên gia kinh tế cao cấp của Natixis SA (Hồng Kông) đã lên tiếng: “Người dân Việt Nam nên lạc quan hơn về tương lai bởi trong cả bối cảnh khu vực lẫn toàn cầu đều có hiệu ứng tốt cho kinh tế Việt Nam".

Ngọc Việt
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
13 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bloomberg nhận định năm 2017 kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh