Trong tương lai không xa, quân đội Mỹ có thể được trang bị loại quân phục mới khá giống nhân vật điện ảnh Người Sắt (Iron Man): một bộ khung robot bên ngoài cơ thể để làm tăng các khả năng của con người trên chiến trường.

Bộ áo giáp “Người Sắt” của quân đội Mỹ

Một Thế Giới | 28/05/2014, 14:57

Trong tương lai không xa, quân đội Mỹ có thể được trang bị loại quân phục mới khá giống nhân vật điện ảnh Người Sắt (Iron Man): một bộ khung robot bên ngoài cơ thể để làm tăng các khả năng của con người trên chiến trường.

Tên chính thức của bộ quân phục này là Trang phục tác chiến tấn công hạng nhẹ chiến thuật (TALOS). Theo dự kiến TALOS sẽ hoàn thành vào cuối tháng này và một phiên bản hoàn chỉnh của nó sẽ có trong khoảng thời gian từ 2016-2018, theo Viện Nghiên cứu khoa học và công nghệ Battelle (ở Columbus, bang Ohio).
“Làm thế nào để bảo vệ trước các tác nhân trực tiếp? Để bảo vệ binh sĩ trong các trận chiến, các binh sĩ phải có được các bộ áo giáp tốt hơn, được bảo vệ tốt hơn và giao tiếp tốt hơn”, John Folkerts, Phó chủ tịch nhóm hoạt động đặc biệt tại Battelle nói.
Trong thần thoại Hy Lạp, Talos là một người khổng lồ (hoặc có thể là một con bò) bằng đồng bảo vệ cho cư dân đảo Crete bằng cách chạy xung quanh hòn đảo và ném đá vào kẻ thù.
Tương tự, bộ quân phục mới cùng tên của quân đội Mỹ cũng có khả năng bảo vệ người mặc khỏi đạn bắn, hỗ trợ nâng các vật nặng, cung cấp tầm nhìn xa vào ban đêm, tích hợp vũ khí vào trong áo giáp và cung cấp các thông tin về môi trường thông qua máy ảnh, cảm biến và màn hình hiển thị tiên tiến. Thậm chí TALOS còn tích hợp công nghệ phun bọt cầm vết thương.
Một ưu điểm đáng kể của bộ giáp này là nó được thiết kế theo dạng nhẹ với một loại gel có thể dán lên bề mặt áo. Khi gặp môi trường từ trường hay dòng điện phóng qua, loại gel này có thể kết hợp với các hạt chuyển hóa từ dạng lỏng sang dạn rắn chỉ trong chớp mắt (một phần ngàn giây). 
Điều này có nghĩa là, ngay khi đạn vừa bắn tới, các hạt ngay lập tức sẽ ráp lại với nhau để tạo thành áo giáp. Nghe thì có vẻ viễn tưởng, nhưng thực tế thì Viện Công nghệ Massachusett (MIT) đã thí nghiệm loại công nghệ này. Nguyên lý của công nghệ này cũng giống như việc trộn mạt sát vào dầu thực vật và giữ các mạt sát kết dính với nhau khi có một nam châm gần đó.
Mặc dù trong những phiên bản đầu tiên, chắc chắn TALOS sẽ không thể có các tính năng như Iron Man như bay hoặc đẩy tên lửa, nhưng khả năng của nó vẫn rất ấn tượng. TALOS có thể chống sốc, chống cháy thậm chí chống lại một phần các cuộc tấn công bằng tên lửa. 
Bộ giáp này còn có thể lưu trữ và phát năng lượng để giảm thương vong và tăng hiệu quả hoạt động.
Bộ quân phục này được phát triển bởi các kỹ sư tại MIT, Cơ quan nghiên cứu quân đội Mỹ, Bộ Tư lệnh phát triển và kỹ thuật (RDECOM) cũng nhiều công ty và tổ chức nghiên cứu. Viện Battelle thực hiện vai trò điều hành chung là phụ trách việc giám sát sự tích hợp của các công nghệ.
Đô đốc William McRaven, người đứng đầu Bộ Tư lệnh các chiến dịch đặc biệt của Mỹ (SOCOM) cho biết dự án “Iron Man” này là nỗ lực chung của 56 tập đoàn, 16 cơ quan chính phủ, 13 trường đại học và 10 phòng thí nghiệm quốc gia của Mỹ.
Ngoài TALOS, Battelle còn đang phát triển một loại kính hiển thị tương tự như Google Glass để giúp các binh sĩ tổng hợp thông tin về môi trường trong các hoạt động.
Một màn hình như vậy có thể giúp các binh sĩ xác định được tình trạng ô nhiễm hóa học. Ông Folkerts nêu một ví dụ rằng nếu một người lính đi xung quanh một địa điểm và nhìn thấy một chất màu vàng rỉ ra từ một thùng chứa, anh ta sẽ có thể biết được đó là chất gì thông qua kính hiển thị.
Hoài Anh (theo Live Science)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chiều và tối 5.5, nhiều khu vực trên cả nước có mưa dông
1 giờ trước Sự kiện
Kết thúc đợt nắng nóng diện rộng, nhiều khu vực trên cả nước xuất hiện mưa dông, có nơi mưa to.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ áo giáp “Người Sắt” của quân đội Mỹ