Theo đại diện Bộ Công Thương, vấn đề "đau đầu" nhất trong dự án thép ở Cà Ná hiện nay chính là nguồn nước. Theo đó, bản thân Ninh Thuận muốn thu hút nhà đầu tư thì phải giải quyết bài toán này.

Bộ Công Thương: 'Đau đầu' nhất ở dự án thép Cà Ná là vấn đề nguồn nước

tuyetnhung | 13/12/2016, 14:31

Theo đại diện Bộ Công Thương, vấn đề "đau đầu" nhất trong dự án thép ở Cà Ná hiện nay chính là nguồn nước. Theo đó, bản thân Ninh Thuận muốn thu hút nhà đầu tư thì phải giải quyết bài toán này.

Trao đổi với báo chí về các nội dung xoay quanh vấn đề quy hoạch ngành thép chiều 12.12, ông Trương Thanh Hoài - Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương) chia sẻđể phát triển công nghiệp thì việc chọn ngành là vô cùng quan trọng. Nói về thép thì Việt Nam hiện chưa có thép để phục vụ cho ngành ô tô, đóng tàu. Theo đó dứt khoát phải làm thép.

"Hiện nay, thép của thế giới đúng là thừa nhưng đã hội nhập không thể nói thừa hay thiếu mà phải nói khả năng cạnh tranh. Công nghiệp thép rất quan trọng vì đây là công nghiệp nền, cơ bản để phát triển ngành công nghiệp và giải quyết được bài toán nhập siêu với Việt Nam, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Theo tính toán, nếu khai thác được tài nguyên khoáng sản khoảng 1 tỉ USD thì sẽ góp phần vào GDP 0,4 điểm %”, ông Hoài cho hay

Nói về dự án thép Cà Ná của Tập đoàn Hoa Sen, đại diện Vụ Công nghiệp nặng cho biết vấn đề đau đầu nhất hiện nay chính là nguồn nước.

“Theo quy hoạch, tại Cà Ná có khu công nghiệp cao nhưng bao nhiêu năm qua tỉnh Ninh Thuận không thu hút được dự án nào cả. Với bài toán lớn nhất là nguồn nước thì cần Chính phủ hỗ trợ đầu tư hệ thống hạ tầng thủy lợi đáp ứng nhu cầu giai đoạn 1 là 30 triệu m3 và đến năm 2020 là khoảng 200 triệu m3.

Bên cạnh đó, bản thân Ninh Thuận muốn thu hút nhà đầu tư cũng phải giải quyết bài toán về nguồn nước. Nếu Ninh Thuận không cung cấp được nước thì nhà đầu tư phải từ bỏ dự án. Muốn nuôi dưỡng nguồn thu lâu dài thì rõ ràng Trung ương cần đầu tư và sau một số năm sẽ hoàn trả”, ông Hoài phân tích.

Trước những lo ngại về chủ đầu tư là Tập đoàn Hoa Sen, ông Hoài cho biết hiện nay doanh nghiệp này có khoảng 4.000 tỉ đồng lãi chưa chia, năm nay dự kiến lãi 1.700 tỉ đồng và nếu làm giai đoạn đầu thì Ngân hàng có thể cho vay với hạn mức khoảng 500 triệu USD.

“Họ đang rất thận trọng nên giai đoạn đầu chỉ trình dự án 4,5 triệu tấn. Mà 1 dự án để nhà tài trợ cho vay thì vốn tối thiểu là 15% và nếu xếp hạng tín nhiệm cao nữa thì vay vốn rẻ hơn mà các ngân hàng vẫn sẵn sàng tài trợ”, đại diện Bộ Công Thương thông tin.

Ngoài ra, ông Hoài cũng khẳng định quan điểm cho rằng ngành thép sống được bằng điện giá rẻ là không đúng. Bởi vì trong giá thành thép hiện nay, theo tính toán chỉ có 5% là giá điện. Trong khi đó, dự án thép ở Cà Ná lại không có bất kỳ ưu đãi nào đặc biệt, không hề vượt khung so với các dự án khác. Tất cả đều được làm theo quy định hiện hành bởi Chính phủ không thể vượt quyền Quốc hội.

“Bộ Công Thương sẽ thẩm định thiết kế cơ sở và nếu doanh nghiệp không tuân thủ thì không được phép xây dựng", ông Hoài khẳng định

Báo cáo về chủ trương đầu tư Dự án Khu liên hợp luyện cán thép Cà Ná - Ninh Thuận, Bộ Công Thương cho biết đã phối hợp với UBND tỉnh Ninh Thuận kiểm tra hiện trường và khả năng đáp ứng về hạ tầng kỹ thuật của khu công nghiệp, trong đó có cân đối cung cầu điện và nước.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Ninh Thuận, căn cứ Quy hoạch và tiến độ xây dựng các công trình thủy lợi tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, có xét đến năm 2025, nguồn nước tại đây có thể bảo đảm phục vụ dự án theo nhu cầu tối đa là 30 triệu m3/năm cho công suất dự kiến đến năm 2020 là 4,5 triệu tấn thép/năm.

Hiện Bộ Công Thương đang xây dựng "Dự thảo Quyết định Phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch hệ thống sản xuất thép đến năm 2025, định hướng đến năm 2035". Dự án mang tên Khu liên hợp luyện cán thép Cà Ná – Ninh Thuận cũng được đưa ra trong quy hoạch. Theo đó, dự án này sẽ thực hiện ở3 giai đoạn với tổng công suất thiết kế 32 triệu tấn/năm.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ Công Thương: 'Đau đầu' nhất ở dự án thép Cà Ná là vấn đề nguồn nước