Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho rằng việc cố định môn thi lớp 10 có thể khiến học sinh học lệch.
Giáo dục

Bộ GD-ĐT: Cố định môn thi lớp 10 có thể khiến học sinh học lệch

Ánh Dương 21:16 07/10/2024

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho rằng việc cố định môn thi lớp 10 có thể khiến học sinh học lệch.

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9 diễn ra vào chiều nay 7.10, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng đã trả lời báo chí về vấn đề bốc thăm chọn môn thi thứ ba vào lớp 10.

Theo đó, Bộ GD-ĐT đang xin ý kiến để sửa đổi quy chế thi THCS và THPT, trong đó về phương thức xét tuyển, tuyển sinh lớp 10 THPT có đưa ra 2 phương thức là xét tuyển và thi tuyển. Về thi tuyển, dự thảo quy định số lượng thi là 3 môn gồm Toán, Ngữ văn và một môn thi do Sở GD-ĐT tổ chức bốc thăm ngẫu nhiên.

Bộ Bộ GD-ĐT nhận thấy đa số tỉnh, thành chọn thi ba môn, khoảng 3 - 4 nơi thi hai môn. Thời gian thi từng môn cũng không giống nhau, có nơi 120 phút, nơi 60 - 90 phút.

t.jpg
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng

Tuy nhiên theo ông Thưởng, việc tổ chức trong thời gian qua không đồng nhất, "trăm hoa đua nở" tạo ra bất cập trong việc kiểm tra, đánh giá việc dạy và học. Vì vậy, bộ này dự kiến ban hành Quy chế tuyển sinh THCS và THPT mới, nhằm đưa ra một số tiêu chí khung cho cả nước.

Theo dự kiến, kỳ thi vào lớp 10 công lập diễn ra với ba môn, gồm Toán và Ngữ văn, cùng môn thứ ba - nằm trong những môn được đánh giá bằng điểm số (Ngoại ngữ, Giáo dục công dân, Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Công nghệ, Tin học).

Trong các môn trên, ông Thưởng cho biết phương thức chọn môn thứ ba được quan tâm nhất. Nếu để địa phương tự chọn, việc này có thể ảnh hưởng bởi ý chí chủ quan của người đứng đầu, gây ra nhiều hệ lụy. Nhưng nếu chọn một môn cố định, Bộ lo gây ra tình trạng học tủ, học lệch. Như thế, học sinh không được chuẩn bị đầy đủ phẩm chất và năng lực theo yêu cầu của chương trình mới.

"Bộ đang nghiên cứu các hình thức để chọn môn thứ ba, có thể năm nay thi môn xã hội, năm sau thi tự nhiên, sau nữa môn khác, hoặc có thể rút thăm. Hiện bộ đang lấy ý kiến về những phương án này", ông Thưởng nói.

Ông Thưởng cũng cho biết phương án thi lớp 10 được xây dựng trên ba nguyên tắc cốt lõi. Một là không gây áp lực, tốn kém; giảm áp lực cho học sinh, phụ huynh và xã hội. Hai là hướng tới mục tiêu giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu của chương trình mới về phẩm chất, năng lực học sinh. Ngoài ra, phương thức tuyển sinh phải gắn kết được với quá trình kiểm tra, đánh giá trên lớp. Điều này nghĩa là môn nào nằm trong chương trình, được đánh giá, cho điểm, thì hoàn toàn có thể được sử dụng để kiểm tra, đánh giá trong các kỳ thi.

Theo kế hoạch của Bộ GD-ĐT, giữa tháng 10, dự thảo Quy chế tuyển sinh THCS và THPT sẽ được công khai để lấy ý kiến người dân, rồi ban hành vào tháng 11. Năm 2025 là năm đầu tiên kỳ thi lớp 10 được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông mới (chương trình 2018).

So với chương trình cũ, nhiều môn được dạy tích hợp như Lịch sử - Địa lý và Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học). Vì vậy, định hướng đề, nội dung và số lượng môn thi được phụ huynh và thí sinh quan tâm.

Cuối tháng 9 vừa qua, Bộ GD-ĐT đã tổ chức lấy ý kiến của các sở, nhà trường về phương án tuyển sinh lớp 10. Theo đó, kỳ thi có thể diễn ra với ba môn gồm: Toán, Văn và một môn được bốc thăm ngẫu nhiên. Môn được bốc thăm sẽ được công bố trước ngày 31.3 hằng năm.

Bài liên quan
Bộ GD-ĐT chốt thi lớp 10 gồm 3 môn, môn thứ ba do địa phương chọn
Bộ GD-ĐT vừa ban hành Thông tư số 30/TT-BGDĐT về ban hành Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở (THCS) và tuyển sinh trung học phổ thông (THPT).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân dự chương trình Xuân quê hương tại Ba Lan
32 phút trước Theo dòng thời sự
Tối 17.1, giờ địa phương, tại thủ đô Warsaw, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân đã dự chương trình “Xuân quê hương Ất Tỵ 2025,” chung vui với cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ GD-ĐT: Cố định môn thi lớp 10 có thể khiến học sinh học lệch