Bộ Giáo dục - Đào tạo vừa công bố dự thảo Thông tư quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông.

Bộ GD-ĐT công báo dự thảo về chuẩn nghề giáo viên phổ thông

nguyentuyet | 29/03/2018, 19:36

Bộ Giáo dục - Đào tạo vừa công bố dự thảo Thông tư quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông.

Đây là hệ thống các yêu cầu cơ bản đối với giáo viên phổ thông về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ, tin học; năng lực xây dựng môi trường giáo dục dân chủ và năng lực phát triển quan hệ xã hội.

Theo dự thảo, chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông bao gồm 5 tiêu chuẩn, với 15 tiêu chí. Tiêu chuẩn 1 “Phẩm chất nghề nghiệp” yêu cầu giáo viên phải yêu thương, tôn trọng, thân thiện với học sinh; giữ gìn đạo đức, uy tín, lương tâm nhà giáo. Tiêu chuẩn 2 “Năng lực chuyên môn, ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin” đòi hỏi giáo viên có kiến thức, kỹnăng về chuyên môn, ngoại ngữ, tin học đáp ứng chuẩn trình độ đào tạo và yêu cầu dạy học, giáo dục. Tiêu chuẩn 3 “Năng lực nghiệp vụ sư phạm”, yêu cầu giáo viên có kiến thức, kỹnăng nghiệp vụ sư phạm đáp ứng yêu cầu của hoạt động dạy học và giáo dục. Tiêu chuẩn 4 “Năng lực xây dựng, thực hiện môi trường giáo dục dân chủ”, giáo viên thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bản thân, xây dựng và phát triển môi trường dân chủ trong nhà trường. Tiêu chuẩn 5 “Năng lực xây dựng các quan hệ xã hội”, tiêu chuẩn này yêu cầu giáo viên luôn sẵn sàng phục vụ, hợp tác và thân thiện với các bên liên quan trong và ngoài nhà trường.

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông được Bộ Giáo dục -Đào tạo xây dựng nhằm giúp giáo viên tự đánh giá, từ đó xây dựng kế hoạch rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp và nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Đây cũng là cơ sở để nhà trường đánh giá, xếp loại năng lực nghề nghiệp giáo viên, từ đó xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên thường xuyên, liên tục.

Mỗi giáo viên được đánh giá theo từng tiêu chí và đánh giá chung. Mỗi tiêu chí được đánh giá theo các mức “Đạt”, “Khá”, “Tốt” và “Không đạt”. Căn cứ vào kết quả đánh giá từng tiêu chí, giáo viên sẽ được xếp loại đánh giá chung các mức độ “Đạt”, “Khá”, “Tốt” hoặc “Không đạt”.

Đối với mức “Đạt”, toàn bộ các tiêu chí phải được đánh giá từ mức “Đạt” trở lên. Mức “Khá”, có tất cả các tiêu chí được đánh giá từ mức “Đạt” trở lên, trong đó đảm bảo tối thiểu 12/15 tiêu chí đạt từ mức “Khá” trở lên, trong đó, các tiêu chí ở tiêu chuẩn 2 và tiêu chuẩn 3 được xếp ở mức “Khá” trở lên. Mức “Tốt”, có tất cả các tiêu chí được đánh giá từ mức “Khá”, trong đó, đảm bảo tối thiểu 12/15 tiêu chí đạt từ mức “Tốt”, các tiêu chí ở tiêu chuẩn 2 và tiêu chuẩn 3 được xếp ở mức “Tốt”. Mức “Không đạt”, có từ 1 tiêu chí trở lên không đáp ứng yêu cầu của mức “Đạt”.

Theo định kỳ hằng năm, giáo viên tự rà soát, đánh giá vào cuối năm học để tự xác định mức độ đạt được theo chuẩn, từ đó xây dựng kế hoạch rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Theo định kỳ 3 năm/lần, nhà trường tổ chức đánh giá giáo viên theo chuẩn.

Dự thảo này được Bộ Giáo dục -Đào tạo tham khảo ý kiến góp ý đến hết ngày 25.5.

Theo TTXVN
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
10 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ GD-ĐT công báo dự thảo về chuẩn nghề giáo viên phổ thông