Dự thảo Nghị định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục của Bộ GD-ĐT có hàng loạt khung xử phạt, trong đó quy định vi phạm về tuyển sinh sẽ bị phạt cao nhất là 50 triệu đồng.

Bộ GD-ĐT đề xuất hàng loạt mức phạt hành chính

nguyentuyet | 01/10/2018, 16:29

Dự thảo Nghị định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục của Bộ GD-ĐT có hàng loạt khung xử phạt, trong đó quy định vi phạm về tuyển sinh sẽ bị phạt cao nhất là 50 triệu đồng.

Vừa qua, Bộ GD-ĐT đã đưa Nghị định về việc xử phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục để lấy ý kiến từ nay đến hết ngày 25.11. Trong nghị định có quy định nhiều mức phạt, mà ở đó đối tượng chính là giáo viên có thể bị phạt đến 50 triệu đồng. Đây có thể là mức phạt hành chính cao nhất từ trước đến nay trong lĩnh vực giáo dục.

Trong bối cảnh ngành giáo dục đang tồn tại rất nhiều bất cập với quá nhiều vấn đề tiêu cực được phát hiện. Trong đó có thể kể đến là vụ gian lận điểm thi ở các tỉnh Sơn La, Hà Giang, Hòa Bình, vụ cô giáo ở Long An bị buộc phải quỳ xin lỗi phụ huynh và gần đây nhất là chương trình công nghệ giáo dục, độc quyền sách giáo khoa của NXB Giáo dục đã tạo nên những dư luận không tốt trong xã hội.

Tất cả những bất cập đó đã khiến cho nhiều phụ huynh học sinh hoang mang, lo ngại và mấtniềm tin vào nền giáo dụcnước nhà. Bên cạnh đó còn là những vần đề tiêu cực vẫn xảy ra hàng năm như việcchạy điểm, chạy trườngở các trường THPT, THCS, tình trạnglạm thu đầu nămvẫn tồn tại…

Theo Bộ GD-ĐT, Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục nhằm chấn chỉnh những tồn tại cố hữu của ngành giáo dục. Trong bản dự thảo của Nghị định, Bộ GD-ĐT đã đề xuất nhiều mức phạt hành chính ở mức cao đối với các quy định về tổ chức dạy thêm cũng như xúcphạm nhân phẩm, danh dự giáo viên, học sinh.

Đáng chú ý là nghị định đưa ra mức xử phạt đến 50 triệu đồng cho các trường hợp tuyển sinh sai đối tượng.

Cụ thể, dự thảo đề xuất xử phạt các hành vi vi phạm về tuyển sinh như sau: Phạt 6 - 10 triệu đồng với một trong các hành vi: thông báo tuyển sinh không đúng hoặc không đầy đủ thông tin quy định, không thực hiện đúng nội dung của thông báo tuyển sinh hoặc không đủ thời gian thông báo tuyển sinh theo quy định.

Hành vi xác định chỉ tiêu tuyển sinh vượt năng lực thực tế, không công khai đề án tuyển sinh, công khai thông tin trong đề án tuyển sinh sai sự thật hoặc không đúng thông tin liên quan đến tiêu chí xác định chỉ tiêu tuyển sinh bị phạt 15 - 20 triệu đồng.

Mức phạt 20 - 35 triệu đồng sẽ áp dụng cho việc thu nhận hồ sơ hoặc hỗ trợ tuyển sinh khi chưa được phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; không công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào.

Mức phạt 35 - 40 triệu đồng áp dụng cho hành vi tổ chức tuyển sinh đối với ngành, chuyên ngành khi chưa được cấp phép. Việc tổ chức tuyển sinh chương trình giáo dục có yếu tố nước ngoài khi chưa được cấp phép sẽ bị phạt 40 - 45 triệu đồng.

Hình thức xử phạt bổ sung với các vi phạm trên, có thể là đình chỉ hoạt động giáo dục chưa được phép 12 - 24 tháng; buộc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục khác hoặc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, trả lại kinh phí đã thu cho người học nếu không chuyển được đối với trường hợp đã tuyển trái phép.

Ngoài ra, nghị định còn quy định về việctổ chức dạy thêm, các tổ chức bị phạt tiền từ2 - 3 triệu đồngđối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm khi không đảm bảo cơ sở vật chất.

Đối với hành vi thực hiện không đúng quy định về công khai thông tin tổ chức dạy thêm bị phạt từ2 - 4 triệu đồng. Phạt tiền từ3 - 5 triệu đồngđối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường.

Phạt tiềntừ4 - 6triệu đồngđối với hành vi sử dụng người dạy thêm không đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định. Phạt tiền từ6 - 8 triệu đồngđối với hành vi tổ chức dạy thêm theo các lớp học chính khóa và hành vi tổ chức dạy thêm không đúng địa điểm đã được cấp phép; tổ chức dạy thêm không đúng đối tượng, không đúng nội dung đã được cấp phép.

Phạt tiền từ8 - 10 triệu đồngđối với hành vi ép buộc học sinh học thêm. Phạt tiền từ10 - 15 triệu đồngđối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm khi chưa được cấp phép.

Nghị định cũng quy định hình thức xử phạt bổ sung đối với những vi phạm quy định dạy thêm như tước quyền sử dụng giấy phép dạy thêm từ 6 - 12 thángđối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 điều này. Đình chỉ hoạt động dạy thêm từ12 - 24 thángđối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 8 điều này…

Tại điều 9 của nghị định nêu rõ đối với hành vi dạy thêm ngoài trường của giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được phép của thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên sẽ bị phạt tiền từ2 - 4 triệu đồng. Đồng thời, phạt tiền từ4 - 5 triệu đồngđối với người dạy thêm không đạt trình độ chuẩn. Từ5 - 6 triệu đồngđối với hành vi dạy thêm cho học sinh tiểu học hoặc học sinh đã học hai buổi trên ngày.

Riêng đối với hành vi cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa để đưa vào nội dung dạy thêm, dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa sẽ có mức phạt tiền từ6 - 8 triệu đồng.

Tú Viên
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
8 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ GD-ĐT đề xuất hàng loạt mức phạt hành chính