Thông tin phản ánh tới Bộ GD-ĐT cho rằng chương trình học lớp 1 mới quá nặng so với các em, đại diện ngành đã lên tiếng trao đổi về việc này.

Bộ GD-ĐT lên tiếng về ý kiến chương trình lớp 1 quá nặng

Hải Yến | 01/10/2020, 09:47

Thông tin phản ánh tới Bộ GD-ĐT cho rằng chương trình học lớp 1 mới quá nặng so với các em, đại diện ngành đã lên tiếng trao đổi về việc này.

Trước phản ánh của một số phụ huynh trên các diễn đàn mạng xã hội về chương trình lớp 1 trong giáo dục phổ thông mới đang quá “nặng” so với chương trình cũ, chia sẻ với báo chí - ông Thái Văn Tài Vụ trưởng vụ Giáo dục tiểu học, bộ GD-ĐT khẳng định: “Hiện nay, Bộ GD-ĐT chưa nhận được phản ánh nào chính thức từ phía phụ huynh, nhà trường hay các chuyên gia giáo dục chia sẻ về việc chương trình đổi mới giáo dục lớp 1 quá nặng. Nhưng qua các diễn đàn, tôi đọc được những phản ánh và chúng tôi muốn thống nhất cách hiểu về một chương trình mới vừa triển khai được một tháng. Cá nhân tôi cho rằng hiện đang triển khai chương trình, có quy định chuẩn đầu ra cho từng môn học khi kết thúc năm học. Khi ban hành khung chương trình đã tổ chức rất nhiều công đoạn, như thực nghiệm, lấy ý kiến, đã được hội đồng quốc gia thống nhất… Do vậy, chỉ một số nhận định ban đầu từ phụ huynh như vậy là chưa có căn cứ xác đáng”.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học cũng cho rằng chương trình giáo dục phổ thôngmới có điểm hay đó là được điều chỉnh chương trình trong quá trình thực tế, như vậy nếu cần thiết có thể đánh giá, tổng kết để điều chỉnh kịp thời, độ mở của chương trình là rất cao. "Vì chương trình có độ mở, linh hoạt trong quá trình điều chỉnh nên nhận định chương trình nặng là chưa đủ căn cứ và chưa đủ bằng chứng. Có thể phụ huynh nhìn vào số lượng tiết học mà cho rằng nặng, phụ huynh đang tiếp cận từ hướng khác” - ông Tài cho hay.

Ông Tài cũng lý giải một cách cụ thểchương trình lớp 1 có 9 môn học thì đều quy định chuẩn đầu ra cho từng môn khi kết thúc năm học. Ví dụ đối với môn Tiếng Việt, sau lớp 1, các em đọc được 1 phút là bao nhiêu từ, viết 1 phút được bao nhiêu từ, đọc hiểu như thế nào... Để đạt được chuẩn đó, chương trình quy định số tiết của môn Tiếng Việt lớp 1 là 420 tiết. 5 bộ sách giáo khóa lớp 1 được biên soạn dựa trên khung thời lượng ấy, thiết kế bằng những con đường khác nhau để đưa đến những đích đó.

Không chỉ thế, trong chương trình mới, Bộ GD-ĐT có đưa ra một nội dung bắt buộc khác với chương trình hiện hành lần trước đó là có sự phát triển, điều chỉnh trong quá trình thực hiện. Có nghĩa là trong thực tế, khi triển khai chương trình, Bộ GD-ĐT tiếp tục lắng nghe, phản biện, những việc phát sinh diễn ra trong thực tế, Khi có đủ giai đoạn, đủ các căn cứ khoa học, đánh giá nhiều mặt, lúc đó sẽ đánh giá tổng kết lại để chúng ta có những điều chỉnh kịp thời trong quá trình triển khai. Và chương trình lần này có độ mở, linh hoạt, tính mở linh hoạt trong quá trình điều chỉnh.

Như vậy theo ông Tài, cùng 1 đơn vị kiến thức, Bộ GD-ĐT đã vàđang cố gắng bố trí đọc thông viết thạo ngay từ đầu càng sớm càng tốt cho các em học sinh, còn các môn khác ví dụ như môn Toán thì giảm đi 70 tiết. Đến khi các em đọc thông viết thạo rồi thì dành thời lượng đó để học Toán ở giai đoạn sau.

Cũng chia sẻ thêm về vấn đề này ở phần các trường đang cố tình lạm thu thông qua hình thức cho học sinh đi học trải nghiệm, ông Thái Văn Tài khẳng định: “Hiện nay trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 có hoạt động trải nghiệm, được thiết kế như một hoạt động giáo dục bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12. Hoạt động được tích hợp trong giờ chính khóa, chương trình theo chuẩn đầu ra được thẩm định. Theo đó, có 3 quy mô: nhóm nhỏ, nhóm vừa và nhóm lớn.

Với quy mô nhóm nhỏ và vừa, những hoạt động trải nghiệm được lồng ghép ngay trong môn học tại lớp hoặc tích hợp nhiều môn học với nhau giữa các lớp theo chủ đề, và đó là trách nhiệm tổ chức dạy của nhà trường. Còn đối với quy mô nhóm lớn, xây dựng theo nhu cầu người hoc và điều kiện của nhà trường phải đảm bảo các yêu cầu quy định, nhà trường phải tổ chức khảo sát nhu cầu và công khai hóa tất cả các hoạt động thu chi theo quy định. các nhà trường phải hiểu rằng, không phải cứ tổ chức một năm vài ba lần, đưa học sinh lên xe, đi ra ngoài trải nghiệm mới là hoạt dộng trải nghiệm.

Trong mỗi bài học trong chương trình đều có phần phát triển năng lực cho học sinh, vận dụng đó chỉ là những phần giáo viên giao cho học sinh về nhà tìm hiểu nghiên cứu trải nghiệm tại gia đình, địa phương... sau mỗi bài học. Và học sinh phải có báo cáo về việc vận dụng đó gửi cho thầy cô xem đã hoạt động ra sao sau khi khi kết thúc. Bộ GD-ĐT không quy định các trường không được tổ chức các hoạt động trải nghiệm ở bên ngoài phạm vi trường học, nhưng cần phải hiểu rõ vấn đề này. Không phải tổ chức theo phong trào mỗi năm vài đợt đi trải nghiệm bên ngoài để thu tiền”.

Dạ Thảo (ghi)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ GD-ĐT lên tiếng về ý kiến chương trình lớp 1 quá nặng