Bộ GD-ĐT vừa ban hành Thông tư 26 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh, trong đó có danh hiệu học sinh Giỏi.
Theo Thông tư 26 sửa đổi vừa được Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ban hành áp dụng từ ngày 11.10.2020 bắt đầu từ năm học 2020-2021thì học sinh chỉ cần 1 trong 3 môn chínhToán, Văn, Anh từ 8 phẩy trở lên là đã đảm bảo điều kiện học sinh giỏi. Đi kèm với việc nới lỏng này thì Thông tư cũng bổ sung thêm điểm của môn Tiếng Anh vào xét danh hiệu học sinh giỏi. Vậyđể đạt loại giỏi, học sinh cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn sau:
Điểm trung bình các môn học từ 8 điểm trở lên, trong đó điểm trung bình của một trong ba môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 8 trở lên,riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 8 trở lên.Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5. Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
Tương tự, việc xếp loại khá, trung bình, điểm trung bình vẫn theo thông tư cũ nhưng Thông tư 26 đã nới rộng hơn khi đưa thêm môn ngoại ngữ và chỉ cần một trong ba môn đạt chuẩn là đạt.
Đây được xem là bước cải cách mới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo trong thông tư 26 sửa đổi lần này. Thay vì như trước đây, học sinh bên cạnh việc đạt được điểm trung bình cho tất cả các môn thìđiểm Toán hoặcVăn cũngphải có con số từ 8 phẩy trở lên.
Bên cạnh việc thêm ngoại ngữ vào môn học chính để xét danh hiệu thì cách đây không lâu, Thông tư 26 còn gây xôn xao khi có quy định rõ về việc bỏ bài kiểm tra 1 tiết cho các học sinh THPT và THCS.
Cụ thể, theo thông tư này thì sẽ chỉ còn 2 đầu điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên đối với các môn từ 35 tiết trở xuống và 3 đầu điểm kiểm tra thường xuyên với môn có trên 35 đến 70 tiết/năm học, 4 đầu điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên với môn trên 70 tiết/năm học.
Song song đó,thông tư mới còn ban hành việc kiểm tra được tổ chức thực hiện trên giấy, máy tính hoặc dự án học tập, bài thực hành. Các bài kiểm tra giữa kỳ hay cuối kỳ cần thể hiện rõ chuẩn kỹ năng kiến thức đáp ứng được môn học.
Tú Viên