Sáng 14.7, Bộ GD-ĐT chính thức công bố phân tích phổ điểm 9 môn thi/bài thi THPT Quốc gia và 6 tổ hợp xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2019.

Bộ GD-ĐT: Phổ điểm năm nay trả lại vị trí cho tỉnh, thành có truyền thống học tập

Hải Yến | 15/07/2019, 09:41

Sáng 14.7, Bộ GD-ĐT chính thức công bố phân tích phổ điểm 9 môn thi/bài thi THPT Quốc gia và 6 tổ hợp xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2019.

Theo thống kê từ dữ liệu điểm thi, trừ môn Sinh học, ba tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang nằm trong số 10 địa phương có điểm trung bình các môn thi thấp nhất.Tại 3 tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang, địa phương từng xảy ra gian lận về điểm thi THPT quốc gia năm 2018 thì năm nay tổng số thí sinh bị điểm 0 ở các môn là 25 em.

Trong đó, Hà Giang có 6 thí sinh bị điểm 0 (môn Ngữ văn4 thí sinh, môn Ngoại ngữ 2 em). Sơn La có 6 thí sinh bị điểm 0 (môn Ngữ văn có 4 em, môn Lịch sử có 1 em và môn giáo dục Công dân có 1 em).Tại tỉnh Hòa Bình, số thí sinh bị điểm 0 là 13 em. Trong đó, môn Toán có 10 thí sinh, môn Ngữ văn có 3 em.

Theo phổ điểm công bố, tỉnh Lạng Sơn là địa phương có nhiều thí sinh bị điểm 0 nhất với 116 điểm 0 ở các môn thi. Trong đó, môn Toán có thí sinh bị điểm 0 nhiều nhất, với 28 em. Môn Ngữ văn có 3 em, môn Vật lý có 9, môn Hóa học có 12, môn Sinh học có 8, môn Lịch sử có 26 em, môn Giáo dục công dân có 10, môn Ngoại ngữ có 20 thí sinh.

Điểm thi THPT quốc gia ở nơi nóng 'gian lận thi cử năm 2018' đã sụt giảm đáng kể - điều này khiến nhiều người tin tưởng vào kỳ thi THPT quốc gia 2019 có sự phân hóa tốt

Còn tại Hà Giang thì lại nằm trong số 10 địa phương có điểm trung bình các môn thi thấp nhất, ở tất cả 8 môn Toán, Ngữ văn, tiếng Anh, Vật lý, Hoá học, Lịch sử, Địa lý và giáo dục công dân.Với môn Toán, Hà Giang đứng vị trí 62 với điểm trung bình 3,69 điểm. Đây cũng là vị trí của địa phương này ở môn Tiếng Anh, Lịch sử và Địa lý. Ở môn Văn, điểm trung bình ở Hà Giang là 4,10 điểm, xếp thứ 62. Tiếp đó ở môn Vật lý, Hà Giang đứng cuối bảng với điểm trung bình là 4,18 điểm. Với điểm trung bình môn Hoá, Hà Giang đứng cuối bảng với 4,14 điểm. Môn Sinh học, Hà Giang tiếp tục đứng vị trí thấp nhất với 4,05 điểm trung bình và môn giáo dục công dân Hà Giang đứng thứ 62.

Còn tại tỉnh Sơn La với môn Toán và Ngữ văn, tỉnh này đứng thứ 63 với điểm trung bình 3,50 điểm, còn Vật Lý và Hóa học tỉnh này đứng ở vị trí 61, 62 với điểm trung bình là 4,29 điểm.

Căn cứ ở phổ điểm trên, nhiều người cho rằng điểm số năm nay đã thật sự được trả về cho những thí sinh và những tỉnh có tinh thần hiếu học cao từ trước đến nay.

Chia sẻ với phóng viên về phổ điểm chung của cả nước, ông Sái Công Hồng - Phó Cục trưởng Cục quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho biết nhìn vào phổ điểm, hầu hết các môn thi dải đều liên tục trung bình từ 4-6 điểm. Kỳ thi THPT quốc gia 2019 đã đạt được 2 mục đích đó là xét tốt nghiệp và phân hóa để tuyển sinh, ở các môn thi đều có điểm tuyệt đối trừ môn Ngữ văn.

Tiến sĩ Sái Công Hồng – Phó Cục trưởng Cục khảo thí và kiểm định chất lượng đại học (Bộ GD-ĐT)

Ông Sái Công Hồng cũng cho biết, phổ điểm năm nay cũng đã trả lại vị trí cho những thí sinh học tốt đến từ các địa phương có truyền thống học tập. Đơn cử như môn tiếng Anh, tuy điểm trung bình thuộc top cuối trong 9 môn thi nhưng số thí sinh đạt điểm 8 trở lên ở Hà Nội và TP.HCM xấp xỉ 10.000 em.

Nếu tính tỷ lệ, thì TP.HCM đạt 17% và Hà Nội gần 16%. Trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018, những gian lận thi cử được phát hiện bắt đầu từ chính những điểm cao bất thường ở 3 địa phương Sơn La, Hà Giang, Hòa Bình. Điểm thi THPT quốc gia năm nay, các địa phương này không có nổi trội vượt bậc như năm 2018. Thậm chí, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp năm 2019 cũng bị tụt đáng kể do tỷ lệ 70% điểm thi và 30% kết quả học tập.

Cụ thể, theo ông Nguyễn Văn Chiến, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Sơn La, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp chung của địa phương này là 71,97%. Trong đó hệ THPT là 77,79% và hệ giáo dục thường xuyên là 28,34%.

Khẳng định ngành giáo dục cần phải phân tích sâu hơn khi phổ điểm môn Ngoại ngữ ở các tỉnh khá thấp trừ 2 tỉnh thành lớn như Hà Nội và TP.HCM, ông Sái Công Hồng cbo biết: "Theo yêu cầu của lãnh đạo Bộ GD-ĐT chúng tôi sẽ phải tiếp tục phân tích sâu hơn nguyên nhân hai môn Tiếng Anh và Lịch sử có kết quả thi thấp.

Ở môn tiếng Anh thì có thể dễ nhận ra, các khu đô thi lớn phát triển có sự đầu tư tốt hơn cho tiếng Anh, và việc này còn yếu ở các vùng khó khăn. Những phân tích sẽ là cơ sở để Bộ GD-ĐT có chỉ đạo, đề xuất về chính sách hợp lý để nâng chất lượng giáo dục.

Môn Lịch sử và tiếng Anh, dù điểm trung bình dưới 5 nhưng phản ánh đúng thực trạng dạy và học các môn này ở phổ thông nhiều năm nay. Đặc biệt, môn tiếng Anh số lượng điểm dưới trung bình nhiều nhưng số lượng điểm từ 8 trở lên cũng lớn. Lý do thực tế là sự chênh lệch chất lượng giảng dạy giữa các vùng miền, đặc biệt là giữa vùng thành thị với nông thôn lớn..." - ông Hồng cho hay.

         
   

Sau khi có điểm thi, thí sinh có thể thực hiện điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển theo phương thức trực tuyến từ ngày 22.7 đến 17 giờngày 29.7; với thí sinh thực hiện điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển bằng Phiếu đăng ký xét tuyển là từ ngày 22.7 đến 17 giờngày 31.7.

   

Sau khi có kết quả, từ ngày 14.7 đến hết 23.7, mọi thí sinh đều có quyền được phúc khảo bài thi. Thí sinh đăng ký dự thi ở đâu thì nộp đơn phúc khảo ở nơi đó. Trường phổ thông, nơi thí sinh đăng ký dự thi nhận đơn phúc khảo của thí sinh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày công bố điểm thi và chuyển dữ liệu thí sinh xin phúc khảo bài thi đến Hội đồng thi.

   

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn nhận đơn phúc khảo, Hội đồng thi phải công bố và gửi kết quả phúc khảo cho thí sinh.

   

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, từ ngày 14.7 đến hết ngày 23.7.2019, các đơn vị đăng ký dự thi sẽ thu nhận đơn phúc khảo và lập danh sách phúc khảo của thí sinh. Tổ chức phúc khảo bài thi (nếu có) hoàn thành chậm nhất ngày 2.8.2019. Hoàn thành việc xét công nhận tốt nghiệp THPT sau phúc khảo chậm nhất ngày 4.8.2019.

   
Bài và ảnh: Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
một giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ GD-ĐT: Phổ điểm năm nay trả lại vị trí cho tỉnh, thành có truyền thống học tập