Chiều 8.1, Bộ GD-ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021 ở Hà Nội.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Cần giải quyết đề thừa, thiếu giáo viên tại các cấp học

Dạ Thảo | 08/01/2021, 21:06

Chiều 8.1, Bộ GD-ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021 ở Hà Nội.

Tại hội nghị, các đại biểu cùng trao đổi, thảo luận, làm rõ kết quả thực hiện nhiệm vụ của Bộ GD-ĐT trong năm 2020 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2021.

Báo cáo về ngành giáo dục trong năm 2020, Chánh văn phòng Bộ GD-ĐT Trần Quang Nam cho biết năm 2020 mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, ngành giáo dục vẫn hoàn thành nhiều nhiệm vụ quan trọng. Toàn ngành đã hoàn thành mục tiêu kép, vừa bảo đảm an toàn sức khỏe của học sinh, giáo viên trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, vừa hoàn thành kế hoạch năm học 2019-2020. Đặc biệt chương trình thay đổi các dạy học truyền thống sang dạy trực tuyến, góp phần hoàn thành kế hoạch cả năm học và tạo tiền đề thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ trong ngành giáo dục.

ntd_9609(1).jpg
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại hội nghị

Đáng ghi nhận nhất chính là kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2020 đã được tổ chức thành công. Đấy chính là sự nỗ lực không nhỏ của ngành giáo dục cũng như toàn xã hội.

Bên cạnh đó, chất lượng phổ cập giáo dục từ cấp mầm non đến tiểu học, THCS đã được nâng cao hơn.

Năm 2020, toàn ngành cũng tích cực chuẩn bị các điều kiện về đội ngũ giáo viên cơ sở vật chất, sách giáo khoa để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới theo lộ trình Quốc hội quy định.

Ngoài những thành tích đáng kể năm 2020 ngành giáo dục vẫn còn những hạn chế như còn để xảy ra những tiêu cực, bất cập ở các cấp học. Cơ sở vật chất trường lớp còn thiếu, xuống cấp. Giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống chưa được chú trọng đúng mức. Chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, thiếu nhân lực từ cấp cơ sở cho tới các phòng chuyên biệt kinh tế.

Năm 2021, ngành giáo dục tiếp tục tập trung thực hiện các nghị quyết, kết luận của Đảng, đặc biệt hoàn thiện chương trình SGK giáo dục phổ thông đúng lộ trình, đảm bảo chất lượng.

Ghi nhận tại cuộc hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết thời gian tới ngành giáo dục tiếp tục thực hiện mục tiêu: Vừa bảo đảm an toàn sức khỏe cho học sinh, sinh viên, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trong dịch COVID-19, đồng lòng thực hiện kế hoạch năm học 2021.

Bộ trưởng nhấn mạnh cần có phương án để giải quyết căn cơ tình trạng thừa, thiếu giáo viên, nhất là giáo viên mầm non, giáo viên tin học, ngoại ngữ, cùng với đó là các vấn đề biên soạn, thẩm định, lựa chọn sách giáo khoa; thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH, CĐ; Hội đồng trường; thực hiện chuyển đổi số trong ngành giáo dục và đổi mới quản lý giáo dục…

Về giải pháp, Bộ GD-ĐT tập trung vào công tác quản lý nhà nước. Các nhiệm vụ liên quan đến chính sách, có tổng kết thực tiễn, đánh giá tác động cần sự tham gia chủ động của Viện Khoa học giáo dục Việt Nam và các cơ sở giáo dục đại học, đặc biệt là các trường thuộc Bộ GD-ĐT.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
5 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Cần giải quyết đề thừa, thiếu giáo viên tại các cấp học