Ngày 20.8, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và đoàn công tác thành phố đã đi kiểm tra công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết tại phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội.

Bộ trưởng Bộ Y tế hy vọng trong tuần này Hà Nội sẽ khống chế được dịch sốt xuất huyết

Hải Yến | 20/08/2017, 19:04

Ngày 20.8, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và đoàn công tác thành phố đã đi kiểm tra công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết tại phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội.

          

Cùng đi với đoàn Bộ Y tế là Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý. Đoàn đã đến kiểm tra ngẫu nhiên 2 hộ gia đình ở ngõ 282 phường Thuỵ Khuê. Các chuyên gia Viện Sốt rét ký sinh trùng Trung ương không thấy muỗi nhưng phát hiện tới 5 ổ bọ gậy, trong đó 4 ổ chứa muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết ở các vị trí: Lọ hoa cây phất lộc, sân thượng, phế thải, họng sàn thoát nước. Các chuyên gia y tế lo ngại cho biết, chỉ 1 - 2 ngày tới là những ổ bọ gậy này sẽ nở thành muỗi trưởng thành và gây bệnh sốt xuất huyết cho người dân.

Thụy Khuê là địa bàn mới được phun hóa chất diệt muỗi nên tạm thời không có muỗi, nhưng Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến yêu cầu sau 1 tuần tiếp tục phun lại để diệt nguồn muỗi phát sinh; đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức phòng chống dịch, loại bỏ các tác nhân chứa lăng quăng, bọ gậy, đồng thời tích cực phối hợp với ngành y tế để nâng cao hiệu quả công tác chống dịch. Bộ trưởng cũng cho biết hy vọng trong tuần này Hà Nội sẽ khống chế được dịch sốt xuất huyết đang hoành hành.

Các chuyên gia y tế kiểm tra các ổ bọ gậy ở nhà dân

Tại công trường trên ngõ 2, phố Văn Cao, phường Thụy Khuê nơi đang phun hóa chất diệt muỗi, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã kiểm tra về thành phần, tỷ lệ pha hóa chất, công tác tập huấn phun hóa chất...; đồng thời cho biết, phun hóa chất chỉ diệt được muỗi mang mầm bệnh, nếu không duy trì diệt bọ gậy thì sau 2 tuần lại có muỗi mang mầm bệnh. Quan trọng nhất vẫn là diệt bọ gậy. Do đó, Bộ trưởng tiếp tục yêu cầu Hà Nội tập trung phun tại các chợ, phòng khám đa khoa, bệnh viện, rạp chiếu phim, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi công cộng tập trung đông người...

Theo thống kê của ngành y tế Hà Nội, đến thời điểm này Hà Nội đã có trên 18.000 ca mắc sốt xuất huyết, 7 trường hợp tử vong. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý cho biết, trong 4 ngày qua, số ca mắc sốt huyết có chững lại.

Tại cuộc làm việc sau đó với Hà Nội về công tác phòng chống dịch diễn ra tại Trung tâm y tế quận Tây Hồ, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế đề nghị Hà Nội họp chấn chỉnh các đội xung kích diệt bọ gậy, vì vẫn phát hiện bọ gậy.

Từ tuần trước, Hà Nội đã tiến hành phân 3 mức độ vùng dịch tễ (đỏ, da cam, vàng), căn cứ trên số ca bệnh, tỷ lệ mắc bệnh trên 100.000 dân, mật độ muỗi, bọ gậy, phân lập virus... Trong khi đó, theo phân mức trên bản đồ dịch tễ của Hà Nội, Quận Tây Hồ hiện là một trong các quận, huyện đang ở mức cam (mức 2) của dịch. Từ đầu năm đến nay Quận Tây Hồ ghi nhận gần 300 ca, cao nhất là phường Thuỵ Khuê với 67 ca.

Hiện 12 quận, huyện của Hà Nội vẫn ở trong mức báo độ đỏ về sốt xuất huyết. Một số quận, huyện vẫn là điểm nóng sốt xuất huyết với số ca sốt xuất huyết cao: Đống Đa, Hoàng Mai, Hà Đông, Thanh Xuân... tập trung đến 90% bệnh nhân toàn thành phố.

Dạ Thảo

   
Bài liên quan
Tìm thấy vi khuẩn ngăn muỗi nhiễm vi rút sốt xuất huyết, Zika để không truyền bệnh sang người
Nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã xác định được vi khuẩn đường ruột của muỗi mang tên Rosenbergiella_YN46 có thể ngăn chúng bị nhiễm những loại vi rút như sốt xuất huyết và Zika, từ đó ngăn chặn mầm bệnh này truyền sang người.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
5 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ trưởng Bộ Y tế hy vọng trong tuần này Hà Nội sẽ khống chế được dịch sốt xuất huyết