Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết đề án dạy ngoại ngữ không đạt được mục tiêu như mong muốn và việc dạy học là có tính chất lâu dài, liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Sinh viên ra trường không có việc là trăn trở của ngành giáo dục

Haiyen | 16/11/2016, 11:13

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết đề án dạy ngoại ngữ không đạt được mục tiêu như mong muốn và việc dạy học là có tính chất lâu dài, liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau.

Đề án dạy ngoại ngữ không đạt được mục tiêu

Sáng 16.11, tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, đại biểu quốc hội Dương Minh Ánh (Hà Nội) đã hỏi đề án dạy ngoại ngữ giai đoạn 2008-2020 liệu có đạt được mục tiêu như mong muốn khi mà trình độ đề ra cho sinh viên tốt nghiệp còn cao hơn cả giảng viên đại học?

Trả lời về việc này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho hay đề án dạy ngoại ngữ hoàn toàn không đạt mục tiêu như ban đầu đề ra. Việc dạy và học ngoại ngữ là vấn đề có tính chất lâu dài, liên quan tới nhiều đối tượng khác nhau. Để đạt được mục tiêu như đề án cần thời gian và chi phí lớn.

Bộ trưởng thừa nhận việc Bộ GD&ĐT đưa ra lộ trình thực hiện đề án là cao và trong quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn về cả thời gian, kinh phí. “Bộ cố gắng đưa ra lộ trình, nhưng quá trình triển khai gặp nhiều vấn đề về thời gian, kinh phí, do vậy chúng tôi xin nhận trách nhiệm” – ông Phùng Xuân Nhạ nói.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ trả lời chất vấn trước Quốc hội về nhiều vấn đề giáo dục được dư luận quan tâm

Được biết, Bộ GD&ĐT gần đây đã cho rà soát để điều chỉnh cách tiếp cận và mục tiêu của đề ántới năm 2020. Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, việc này phải kiểm điểm một cách nghiêm túc.“Với tinh thần ấy chúng tôi điều chỉnh lại và sắp tớitrình Chính phủ điều chỉnh đề án này. Công bằng nhìn lại trong thời gian đầu chương trình có hiệu quả do xây dựng được các chương trình khung và cái được là bài học kinh nghiệm. Tinh thần là cần tạo ra một xã hội học tập” – Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết.

Trao đổi thêm về vấn đề này, đại biểu quốc hội Nguyễn Anh Trí cho hay, ông ủng hộ việc tất cả người dân cần học tiếng Anh cho tốt, sao cho dùng được. Sau đó, ai cần học thêm ngoại ngữ nào thì học ngoại ngữ đó.

Cử nhân thất nghiệp do nhu cầu của doanh nghiệp không lớn

Cũng tại phiên chất vấn này, trả lời về vấn đề 200.000 cử nhân đại học thất nghiệp, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng việc sinh viên thất nghiệp trầm trọng khiến ông cũng trăn trở, song các sinh viên sau khi ra trường cũng cần có thời gian để tìm việc.

Vấn đề hiện nay không phải là đào tạo mà là đào tạo thêm. Hiện có 300.000 sinh viên ra trường hàng năm thì 80% có việc làm, mỗi năm có 60.000 em thất nghiệp. Như vậy 5 năm cần phải giải quyết việc làm cho 300.000 sinh viên, là con số rất lớn.

Theo người đứng đầu ngành giáo dục, hiện nay số sinh viên có việc làm là những trường top trên, có bề dày lịch sử, trong khi nhiều sinh viên thất nghiệp thường ở những trường top dưới, mới thành lập, điều kiện giảng dạy, chất lượng yếu. Sắp tới, Bộ sẽ thắt chặt theo hướng phân hiệu hoặc trở thành thành viên của các trường top trên. Học đại học không nhất thiết phải gần nhà nên các trường sẽ được quy hoạch lại theo hướng trung ương, vùng miền thay vì địa phương hiện nay.

"Tuy nhiên, sinh viên sau khi đào tạo ra xong cũng phải có đầu ra, điều này dựa vào nhu cầu của doanh nghiệp, chứ Bộ cũng không làm nổi. Đây cũng chính là trăn trở của ngành giáo dục hiện nay mà Bộ đang cố gắng hết sức để tăng chất lượng đào tạo ở các trường", Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho hay.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
4 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Sinh viên ra trường không có việc là trăn trở của ngành giáo dục