Ngày 9.11 tới, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis sẽ tiếp người đồng cấp Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa ở Lầu Năm Góc để bàn việc chống va chạm trên Biển Đông, theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) ngày 6.11.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - Trung Quốc bàn cách chống xung đột trên Biển Đông

07/11/2018, 06:32

Ngày 9.11 tới, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis sẽ tiếp người đồng cấp Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa ở Lầu Năm Góc để bàn việc chống va chạm trên Biển Đông, theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) ngày 6.11.

Hình ảnh từ đoạn phim mới công bố về vụ chạm trán giữa hai tàu chiến Mỹ - Trung cuối tháng 9 - Ảnh: Bộ Quốc phòng Anh.

Bộ trưởng Mattis cùng Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng tiếp Ủy viên Quốc vụ Trung Dương Khiết Trì và Bộ trưởng Ngụy. Người phát ngôn Lầu Năm Góc, Đại tá Rob Manning cho biết cuộc làm việc hai ngày này, nhưng từ chối đề cập chi tiết về các vấn đề mà hai vị Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ-Trung sẽ nói chuyện với nhau.

Đây là vòng đối thoại ngoại giao - an ninh thứ hai ở Washington, thể hiện thiện chí song phương để tiếp tục đàm phán, vào lúc căng thẳng leo thang ở Biển Đông và Eo biển Đài Loan. Cuộc đàm phán Mỹ - Trung hồi tháng 9 từng bị hủy, vì Bắc Kinh thất vọng việc Mỹ trừng phạt Trung Quốc với cớ nước này mua vũ khí Nga.

Từ tháng 10 đã có nỗ lực tổ chức lại cuộc nói chuyện giữa hai vị Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - Trung, khi họ nói chuyện bên lề tại một hội nghị an ninh khu vực ở Singapore ngày 18.10. Việc công bố cuộc đối thoại mới cho thấy hai bên sẵn sàng giảm thiểu nguy cơ tính toán sai, từ những căng thẳng trên Biển Đông và Eo biển Đài Loan.

Trong hai tháng qua, quân đội Mỹ cho máy bay ném bom B-52 bay đến Biển Đông, đồng thời cử tàu chiến tuần tra thực hiện quyền tự do hàng hải (FONOP) ở vùng biển này. Tàu chiến Mỹ cũng đi qua Eo biển Đài Loan, nơi mà Bắc Kinh xem là một tỉnh hải ngoại và tuyên bố sẵn sàng tái chiếm nếu cần thiết.

Hai tuần trước, Chủ tịch Tập Cận Bình chỉ đạo Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) tích cực kiểm soát Eo biển Đài Loan và Biển Đông nhằm “sẵn sàng nghênh chiến”, trong khi Bộ trưởng Ngụy hứa Trung Quốc sẽ không để mất “một tấc đất nào” của lãnh thổ Trung Quốc.

Khi dự một sự kiện ở Đại học Duke (Mỹ) ngày 5.11, Tướng Joseph Dunford, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu liên quân Mỹ (JCS) đã nói: “Trung Quốc khó chịu với những hoạt động của chúng ta, nhưng một lần nữa chúng ta cố gắng giải thích cho họ hiểu về một trật tự quốc tế tuân thủ luật pháp, và chúng ta nói về một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương rộng mở và tự do, dựa theo các chuẩn mực và luật pháp quốc tế”.

Tướng Dunford cho biết quân đội Mỹ - Trung đã lập quan hệ đối thoại cấp tham mưu hồi tháng 8.2017, nhằm lập quan hệ liên lạc định kỳ, nhưng “Bắc Kinh miễn cưỡng tham gia”.

Nhưng ông cũng cho biết Mỹ - Trung đều liên lạc để giảm thiểu nguy cơ hiểu lầm lẫn nhau. Bà Susan Thornton, cựu quan chức ngoại giao Mỹ chuyên về Đông Á, đã kêu gọi Mỹ - Trung xây dựng quan hệ tin cậy liên lạc thường xuyên với nhau, để tránh xung đột quân sự.

Gần đây, Đô đốc John Richardson, chỉ huy tác chiến hải quân Mỹ cũng kêu gọi Trung Quốc tiếp tục tuân thủ Bộ qui tắc tránh va chạm trên biển, tiếp sau vụ việc hồi tháng 9, khi khu trục hạm Decatur phải chuyển hướng để tránh đâm, va với tàu chiến Lan Châu của hải quân Trung Quốc trên Biển Đông, vốn chỉ cách chiếc Decatur 41 m.

Khi ấy, chiếc Decatur đang tiến hành tuần tra FONOP gần một đảo nhân tạo mà PLA xây dựng trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhưng bị Trung Quốc chiếm trái phép.

Theo tài liệu mà SCMP có được từ Bộ Quốc phòng Anh, tàu Lan Châu lúc đó phát đi thông điệp đe dọa: “Các anh đang di chuyển theo lộ trình nguy hiểm. Nếu không đổi hướng thì các anh phải lãnh hậu quả”. Phía Mỹ đáp lại: “Chúng tôi đang tiến hành một hành trình vô hại”. Nhưng sau đó tàu Decatur phải đổi hướng để tránh đâm, va với tàu Trung Quốc.

Lầu Năm Góc đã cáo buộc đây là hoạt động tiếp cận không an toàn và thiếu chuyên nghiệp, trong khi Bắc Kinh ngang nhiên tuyên bố tàu Mỹ có hành động khiêu khích khi đi vào vùng biển của Trung Quốc.

Bích Ngọc (theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
1 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - Trung Quốc bàn cách chống xung đột trên Biển Đông