Theo Bộ Y tế, hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tình hình dịch HIV vẫn tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp. Mỗi năm Việt Nam vẫn có khoảng hơn 8.000 trường hợp nhiễm HIV mới được phát hiện, đồng thời mỗi năm cũng cướp đi sinh mạng từ 3.000 đến 4.000 người.

Bộ trưởng Y tế kêu gọi người dân tiếp cận dịch vụ dự phòng HIV

Hồ Quang | 01/12/2018, 20:03

Theo Bộ Y tế, hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tình hình dịch HIV vẫn tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp. Mỗi năm Việt Nam vẫn có khoảng hơn 8.000 trường hợp nhiễm HIV mới được phát hiện, đồng thời mỗi năm cũng cướp đi sinh mạng từ 3.000 đến 4.000 người.

Chia sẻ tại lễ mít tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2018 và ngày Thế giới phòng, chống AIDS 1.12 diễn ra tại TP.HCM vào hôm nay (1.12), Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, hiện Việt Nam có khoảng 250.000 người nhiễm HIV hiện còn sống, nhưng chỉ có gần 200.000 người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình.

Như vậy vẫn còn hơn 50.000 người nhiễm HIV chưa biết tình trạng nhiễm HIV. Đây là nguồn “vô tình” lây nhiễm HIV cho cộng đồng do không được tư vấn và tiếp cận các dịch vụ dự phòng cũng như không được tiếp cận các dịch vụ điều trị thuốc kháng vi rút (ARV).

Theo Bộ trưởng Tiến,2 năm nữa, tức vào năm 2020 Việt Nam cam kết với Liên HợpQuốc là sẽ đạt mục tiêu 90-90-90 trong công tác phòng, chống HIV/AIDS (90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình; 90% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị ARV và 90% người nhiễm HIV đã được điều trị bằng ARV kiểm soát được số lượng vi rút ở mức thấp để sống khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác).

Tuy nhiên qua phân tích của Bộ trưởng Tiến cho thấy hiện nay chúng ta chỉ mới có 80% người nhiễm HIV biết được tình trạng bệnh của mình. Với số người nhiễm HIV được điều trị ARV là 131.600 thì còn hơn 60.000 người nhiễm HIV chưa được điều trị ARV. Như vậy, số bệnh nhân nhiễm HIV được điều trị ARV chỉ mới đạt 70%. Để đạt các mục tiêu 90-90-90 thì Việt Nam vẫn còn quá xa, trong khi thời gian chỉ còn chưa đầy 2 năm nữa.

Ngườidân hưởng ứng và đồng hành cùng chương trình phòng, chống AIDS - Ảnh: PV

Trước tình hình trên, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến kêu gọi chính quyền địa phương cũng như trung ương và mỗi người dân phải hành độngtrong công tác phòng, chống HIV/ AIDS.

Các đơn vị phải làm sao giúp tất cả người dân đều có thể tiếp cận các dịch vụ dự phòng không bị lây nhiễm HIV. Riêng với những người có nguy cơ cao bị lây nhiễm HIV tiếp cận sớm dịch vụ xét nghiệm HIV. Người nhiễm HIV được tiếp cận điều trị bằng thuốc ARV sớm và tuân thủ điều trị để đảm bảo việc điều trị có hiệu quả. Ngoài ra, những người nhiễm HIV đều có bảo hiểm y tế để có thể điều trị HIV/AIDS lâu dài và bền vững.

Bà Tiến cũng kêu gọi các tổ chức quốc tế và Chính phủ các nước tiếp tục quan tâm ủng hộ Việt Nam bằng cả nguồn tài chính và kỹ thuật. Vì việc tiếp tục hỗ trợ cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS không chỉ giúp cho Việt Nam đạt được các mục tiêu đã cam kết mà nó còn có ý nghĩa đóng góp cho công cuộc phòng, chống HIV/AIDS toàn cầu.

Đặc biệt nhất,mỗi người dân, nhất là những người có hành vi nguy cơ cao và người nhiễm HIV tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng, tư vấn xét nghiệm và điều trị HIV/AIDS .

“Chúng ta có đạt mục tiêu90-90-90 hay không đang nằm trong tay các bạn và cũng vì các bạn. Nếu chúng ta đạt được mục tiêu trên thì Việt Nam mới có thể tuyên bố kết thúc đại dịch AIDS vào năm 2030 như kế hoạch đã đề ra”, Bộ trưởng Tiến nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, bà Bộ trưởng Tiến cũng đề nghị các cấp, các ngành không được lơ là, chủ quan trong công tác phòng, chống HIV/AIDS. Các đơn vị phải tăng cường đầu tư cho công tác phòng, chống HIV/AIDS không chỉ bằng nguồn ngân sách trung ương mà các địa phương phải xem xét cân đối để đầu tư thỏa đáng.

Đối với ngành y tế, bà Tiến đề nghị tăng cường cung cấp các dịch vụ để đáp ứng các nhu cầu cấp thiết bảo đảm quyền được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ, điều trị và dự phòng lây nhiễm HIV của tất cả mọi người dân.

Trong đó, ngành y tế phải tập trung đẩy mạnh hoạt động truyền thông, can thiệp như bơm kim tiêm, bao cao su, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone, Buprenorphine, tư vấn xét nghiệm HIV; mở rộng điều trị bằng thuốc ARV cho người nhiễm HIV cũng như dự phòng trước phơi nhiễm HIV.

Hồ Quang

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
7 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ trưởng Y tế kêu gọi người dân tiếp cận dịch vụ dự phòng HIV