Ngày 27.1, Bộ Y tế đã có hướng dẫn mới nhất về tiêu chí đánh giá cấp độ dịch COVID-19.

Bộ Y tế công bố lại 3 tiêu chí đánh giá về cấp độ dịch COVID-19

Dạ Thảo - Ảnh: Thành Chung | 27/01/2022, 18:08

Ngày 27.1, Bộ Y tế đã có hướng dẫn mới nhất về tiêu chí đánh giá cấp độ dịch COVID-19.

Ngày 27.1.2022, Bộ Y tế ban hành Quyết định 128 thay thế cho Quyết định 4800 ban hành trước đó về Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết 128 về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 27.1.

Theo đó, Bộ Y tế sẽ vẫn giữ 3 tiêu chí đánh giá cấp độ dịch như trước nhưng có thay đổi về chỉ số đánh giá. Theo hướng dẫn mới nhất, vẫn có 3 tiêu chí đánh giá cấp độ dịch COVID-19 nhưng có thay đổi về chỉ số đánh giá. Các tiêu chí đánh giá cấp độ dịch COVID-19 gồm:

Tiêu chí 1: Tỷ lệ ca mắc mới trên địa bàn/số dân/thời gian.

Tiêu chí 2: Độ bao phủ vắc xin.

Tiêu chí 3: Đảm bảo khả năng thu dung, điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến.

tiem-duc-giang-2.jpg
Bộ Y tế sẽ vẫn giữ 3 tiêu chí đánh giá cấp độ dịch như trước nhưng có thay đổi về chỉ số đánh giá

Về cách xác định các tiêu chí, Bộ Y tế cho biết theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có 2 nhóm để xác định cấp độ dịch gồm có: Nhóm chỉ số về mức độ lây nhiễm và Nhóm chỉ số về khả năng đáp ứng. Trên cơ sở tham khảo các phương pháp đánh giá của các nước trên thế giới và đánh giá thực tiễn của Việt Nam, Bộ Y tế hướng dẫn cách xác định các tiêu chí cụ thể như sau:

Tiêu chí 1: Tỷ lệ ca mắc mới trên địa bàn/số dân/thời gian
Tỷ lệ ca mắc mới trong tuần trên địa bàn cấp xã/100.000 dân. Tỷ lệ ca mắc mới được phân theo 04 mức độ từ thấp đến cao (mức 1: <90; mức 2: 90 đến dưới 450; mức 3: 450 đến 600; mức 4: >600). Tỷ lệ ca bệnh phải thở oxy trung bình trong 7 ngày qua ghi nhận trên địa bàn xã/100.000 người. Tỷ lệ ca bệnh phải thở oxy được phân theo 04 mức độ (mức 1: < 1; mức 2: 1 đến dưới 32, mức 3: 32 đến 40, mức 4: >40). Tỷ lệ ca bệnh phải thở oxy do Trung tâm Y tế cấp huyện tính toán và phân bố đến từng địa bàn cấp xã. Tỷ lệ ca tử vong trong tuần trên địa bàn cấp xã/100.000 dân. Yêu cầu chỉ số này không được vượt quá 6/100.000 dân trên địa bàn cấp xã. Chỉ số này là hệ quả của tổng hợp mức độ lây nhiễm và khả năng đáp ứng, đồng thời đây là mục tiêu cần phải khống chế bằng được; do đó chỉ số này được sử dụng để đánh giá điều chỉnh cấp độ dịch trên địa bàn cấp xã.

Tiêu chí 2: Độ bao phủ vắc xin phòng COVID-19

Chỉ số tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ các mũi tiêm theo khuyến cáo tại thời điểm đánh giá của Bộ Y tế của địa bàn cấp xã tính trên toàn bộ dân số trên điạ bàn. Yêu cầu tỷ lệ tiêm chủng đủ mũi phải đạt tối thiểu 75% tổng dân số tại thời điểm đánh giá. Chỉ số này được sử dụng để điều chỉnh mức độ lây nhiễm trên địa bàn cấp xã. Chỉ số tỷ lệ tiêm chủng đủ mũi trở lên ở người thuộc nhóm nguy cơ cao (không chống chỉ định tiêm chủng) trong số đối tượng ở nhóm nguy cơ cao của địa bàn cấp xã. Yêu cầu tỷ lệ tiêm chủng đủ mũi ở người thuộc nhóm nguy cơ cao phải đạt tối thiểu 90% số đối tượng phải tiêm chủng tại thời điểm đánh giá. Chỉ số này được sử dụng để điều chỉnh mức độ lây nhiễm trên địa bàn cấp xã.

Tiêu chí 3: Đảm bảo khả năng thu dung, điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Chỉ số tỷ lệ sẵn sàng quản lý, chăm sóc/10.000 dân: khả năng có thể quản lý, chăm sóc tại địa bàn cấp xã. Chỉ số này được chia làm 3 khả năng (cao: > 500; trung bình: 200-500; thấp: <200). Chỉ số tỷ lệ giường bệnh dành cho người bệnh COVID-19 còn trống tại các cơ sở thu dung, điều trị trên địa bàn cấp huyện /100.000 dân tại thời điểm đánh giá. Chỉ số này được chia làm 3 khả năng (cao: > 30; trung bình: 10- 30, thấp: < 10). Chỉ số này do Trung tâm Y tế cấp huyện xác định sau đó được dùng chung cho tất cả các xã trên địa bàn thuộc huyện. Chỉ số tỷ lệ giường điều trị tích cực (ICU) có đủ nhân viên y tế phục vụ/100.000 dân. Yêu cầu tỷ lệ giường ICU có đủ nhân viên y tế phục vụ trên địa bàn cấp tỉnh phải đạt tối thiểu 4/100.000 dân.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
8 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ Y tế công bố lại 3 tiêu chí đánh giá về cấp độ dịch COVID-19