Ngày 16.2, Bộ Y tế có cuộc họp khẩn, trong đó xác nhận hóa chất diệt ấu trùng muỗi bị nghi ngờ gây teo não ở trẻ, được sử dụng tại Brazil có tên Pyriproxyfen, đã được nhập khẩu vào Việt Nam.

Bộ Y tế xác nhận 9.500kg hóa chất nghi gây teo não đã được nhập vào Việt Nam

Một Thế Giới | 17/02/2016, 05:34

Ngày 16.2, Bộ Y tế có cuộc họp khẩn, trong đó xác nhận hóa chất diệt ấu trùng muỗi bị nghi ngờ gây teo não ở trẻ, được sử dụng tại Brazil có tên Pyriproxyfen, đã được nhập khẩu vào Việt Nam.

Trước đó, có thông tin nghi vấn gây teo não ở trẻ nhỏ không phải do virus Zika mà là do hóa chất diệt muỗi trị sốt rét, sốt xuất huyết được sử dụng ở Brazil.
Theo Bộ Y tế, tại buổi họp, đại diện Cục Môi trường y tế (Bộ Y tế) cho biết, hóa chất Pyriproxyfen được Tổ chức Y tế thế giới cho phép sử dụng, được dùng tại tất cả các quốc gia. Hóa chất này được nhập vào Việt Nam và được cấp phép lưu hành từ năm 2010 với số lượng khoảng 9.500kg.
Tuy nhiên, đến khoảng năm 2013 mới được sử dụng trong phạm vi nhỏ, đó số lượng hóa chất được sử dụng đến nay là gần 2000kg. Trong quá trình sử dụng không ghi nhận báo cáo nào bất thường.Trong đó việc sử dụng hóa chất chủ yếu được dùng trong xử lý nước thải hay trong xây dựng chứ không được dùng trong nước sinh hoạt như ở Brazill.
Trước những quan ngại về việc sử dụng hóa chất diệt ấu trùng muỗi và hội chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh tại Brazil, ông Tony Mount -Giám đốc CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam khẳng định, hiện nay chưa tìm thấy mối liên quan nào giữa hóa chất diệt ấu trùng muỗi và hội chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh. 
Theo ông Tony Mount, việc sử dụng thuốc diệt ấu trùng muỗi đã từ rất lâu tại Brazil, giờ các nghiên cứu vẫn đang được triển khai, nhưng chưa có kết luận về việc sử dụng hóa chất này với hội chứng đầu nhỏ.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long giao Cục Quản lý môi trường y tế tăng cường quản lý hóa chất, tổ chức rà soát, giám sát, liên hệ chặt chẽ với Tổ chức Y tế thế giới. Nếu phát hiện bất kỳ mối liên quan nào giữa hóa chất trên và hội chứng đầu nhỏ thì ngay lập tức Việt Nam sẽ dừng việc sử dụng hóa chất.
Ông Long cũng nhấn mạnh nhu cầu sử dụng của hóa chất này ở Việt Nam không lớn, hạn chế sử dụng. Mặt khác, hóa chất này tại nước ta không sử dụng trong nước ăn uống, sinh hoạt. Ông cũng khẳng định, nếu có thông tin chính xác loại hóa chất trên gây teo não, Bộ Y tế sẽ cho ngưng sử dụng ngay.
Tại Brazil có sử dụng hóa chất này trong nước sinh hoạt, nhưng nguồn thông tin và bằng chứng chưa xác định cụ thể. Tổ chức WHO đang điều tra thu thập thêm bằng chứng rõ ràng.

Virus Zika có thể vào Việt Nam
Theo WHO, virus Zika đã được ghi nhận ở 44 quốc gia vùng lãnh thổ trong đó có cả ở Trung Quốc, Thái Lan.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long quan ngại virus Zika lan tràn nhanh trên diện rộng và xuất hiện hội chứng đầu nhỏ, viêm đa rễ thần kinh. Tại Việt Nam Bộ Y tế đã họp và nhận định sự lan tràn của virus Zika sẽ diễn biến phức tạp và khả năng lan vào Việt Nam vẫn có thể xảy ra.

Bộ Y tế nhận định phòng chống dịch gây nguy hiểm và chỉ đạo các cơ quan ban hành hướng dẫn chẩn đoán điều trị kế hoạch phòng chống Zika.

Để phòng chống giám sát bệnh tốt nhất, ông Long cho biết Bộ Y tế sẽ mở rộng diện giám sát để có giám sát phòng chống dịch, phụ nữ từng vùng dịch về đều được khuyến cáo lấy mẫu xét nghiệm virus Zika. Chi phí xét nghiệm dịch sẽ được miễn phí.
PV (bài viết có sử  dụng thông tin từ Hà Nội mới và Tri thức trẻ)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ Y tế xác nhận 9.500kg hóa chất nghi gây teo não đã được nhập vào Việt Nam