Mục tiêu đầy tham vọng của bóng đá Trung Quốc là đến năm 2050 sẽ vượt mặt Đức và Brazil.
Để thực hiện kế hoạchnghe có vẻ điên rồ của mình, chính phủ Trung Quốc đã mời huấn luyện viên Tom Byer từ New York, Mỹ làm chỉ huy chiến dịch của họ.
Cụ thể, Byer sẽ đến 32 thành phố lớn trên khắp Trung Quốc và tuyển mộ 30 triệu trẻ em cho các lò đào tạo bóng đá kiểu mới sẽ được xây trong 4 năm tới. Công việc của Byer được thực hiện dưới sự chỉ huy của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người muốn biến bóng đá thành một "quyền lực mềm" mới của quốc gia.
Theo kế hoạch đầy tham vọng của chính phủ Trung Quốc, tới năm 2050 đội tuyển quốc gia của nước này sẽ đứng đầu thế giới, dễ dàng đè bẹp các đội tuyển bóng đá lớn như Đức, Brazil.
"Ông Tập đã hứa sẽ làm cho Trung Quốc thành một nước vĩ đại", giáo sư khoa học chính trị Andrew Nathan tại Đại học Columbia cho biết. "Chiến thắng trong thể thao không phải là công việc dễ làm. Tuy nhiên,với số dân của Trung Quốc và một chính phủ đầy quyết tâm, họ có thể đạt được một số mục tiêu lớn trong thể thao một cáchnhanh chóng".
Để hoàn thành kế hoạch của mình, Trung Quốc quyết định thuê hàng loạt huấn luyện viên nước ngoài và xây dựng tới 20.000 sân bóng từ nay tới năm 2020. Chìa khóa của sự tự tin trong kế hoạch của Trung Quốc là Byer, chuyên gia bóng đá hàng đầu thế giới hiện nay.
Byer chính là một trong những tác giả đã giúp Nhật Bản trong một thời gian ngắn từ một nước không biết tới bóng đá là gì trở thành cường quốc bóng đá hàng đầu châu Á.15 năm qua, Byer điều hành một show truyền hình về bóng đá ở Nhật, ông hợp tác xây dựng những bộ truyện tranh có nội dung về bóng đá. Chính nhờ đượcđầu tư bài bản mà Nhật đã vô địch châu Á tới 4 lần.
"Chúng ta có thể thực hiện được", Byer nói, trước đám đông học sinh ở Thái Nguyên, Trung Quốc. Một tấm biểu ngữ được cănglên tại buổi tuyển chọn tuyển thủ trẻ ở Thái Nguyên là"Cuộc vạn lý trường chinh mới trong bóng đá".
Sự quyết liệt của chính phủ Trung Quốc bắt nguồn từ một sự thật đó là đội bóng đá nam của họ bịcho là quá tệ hại, nhất là khi so sánh về số dân của quốc gia này và số tiền mà họ đổ ra hàng năm cho môn thể thao vua.Chưa hết, người Trung Quốc cũng rất bực tức khi đội bóng của họ thường xuyên thua Nhật Bản, đất nước mà họ luôn coi là đối thủ cạnh tranh trong mọi lĩnh vực.
Năm ngoái, người Trung Quốc lại thêm một phen bẽ mặt lớn khi để thua Hồng Kông tới hai lần trong một năm, dù đội bóng Hồng Kông thua xa Trung Quốc trên bảng xếp hạng bóng đá thế giới.
Nỗi nhục lớn hơn đối với Trung Quốc là diễn tiến của vòng loại World Cup2018 khu vực châu Á năm nay đang theo chiềuhướng là Trung Quốcsẽ không thể góp mặt tại Nga.Trung Quốchiện đang là đội có thành tích kém nhất bảng A và khó có cơ hội tranh suất tham dự vòng chung kết World Cup 2018 dù vòng loại còn tới 6 trận.
Thiên Hà