Nhiều bệnh nhân nhập viện bị suy nhược cơ thể do hút thuốc, uống rượu được các bác sĩ phát hiện mắc bệnh lao phổi mặc dù những bệnh nhân này không có bất cứ triệu chứng gì điển hình ở phổi, thậm chí lại có triệu chứng của bệnh đường tiêu hóa.

Bùng phát bệnh lao phổi ở bệnh nhân suy nhược cơ thể

Hồ Quang | 05/10/2018, 17:05

Nhiều bệnh nhân nhập viện bị suy nhược cơ thể do hút thuốc, uống rượu được các bác sĩ phát hiện mắc bệnh lao phổi mặc dù những bệnh nhân này không có bất cứ triệu chứng gì điển hình ở phổi, thậm chí lại có triệu chứng của bệnh đường tiêu hóa.

Trong thời gan gần đây, nhiều bệnh nhân bị suy nhược cơ thể tìm đến Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) khám và điều trị, vàcác bác sĩ đã phát hiện khá nhiều trường hợp bị lao phổi. Điều đáng nói là những bệnh nhân suy nhược cơ thể này không có những triệu chứng nào cho thấy bị bệnh lao phổi.

Theo bác sĩ Huỳnh Thị Chiêu Oanh - Trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhân dân 115, các bệnh nhân bị phát hiện lao phổi đến trong tình trạng suy nhược cơ thể thường với các triệu chứng ở đường tiêu hóa nhưđau bụng, đi cầu phân đen, nâu... nhưng lại không có những triệu chứng điển hình ở phổi.

Mới nhất là trường hợp bệnh nhân T.N.T. (63 tuổi, ngụở TPHCM) nhập viện trong tình trạng bị đau bụng vùng thượng vị, đi tiêu phân đen nhiều lần, sau mỗi lần đi tiêu thì cảm thấy mệt.

Trước đó, ông T. thấy mình ăn uống kém dần, ho khan, cảm giác nặng ngực. Tình trạng trên kéo dài đến 3 tuần người nhà mới đưa ông đến bệnh viện.

Qua thăm khám, các bác sĩ ở đây nhận thấybệnh nhân T. có tổng trạng gầy, da niêm hồng nhợt, nghe phổi có giảm âm phếbào 2 bên, có hội chứng 3 giảm phổi bên phải. Bụng của bệnh nhân mềm, tiêu phân sệt nâu, bệnh nhân than mệt, ăn uống kém do ăn không ngon miệng.

Bệnh nhân T. sau đó được chỉđịnh X-quang phổi, xét nghiệm đàm AFB và nội soi dạ dày tá tràng, kết quả cho thấy ở phổi của bệnh nhân có thâm nhiễm lan tỏa 2 bên, mờ góc sườn hoành phải; màng phổi phải tiết dịch và loét hang vị Forrest IIb.

Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân T. bị lao phổi AFB(+), lao màng phổi/viêm phổi - thiếu máu sau xuất huyết tiêu hóa trên, loét hang vị.

Sau khi điều trị bằng thuốc kháng lao, kháng sinh, điều trị loét hang vị, nâng đỡ tổng trạng, tình trạng bệnh nhân hiện tại: tỉnh, sinh hiệu ổn, không còn tiêu phân đen, không còn đau bụng, không sốt, không khó thở.

Bác sĩ Oanh cho rằng bùng phát lao phổi trên bệnh nhân suy nhược cơ thể là do uống rượu bia, hút thuốc lá kéo dài nhưng triệu chứng ở phối không điển hình, chỉ xuất hiện triệu chứng ở đường tiêu hóa (đau bụng, đi cầu phân đen, nâu).

“Những bệnh khi có triệu chứng ho khan trên 3 tuần cần đến cơ sở y tế để được kiểm tra ngay, tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc, khi bệnh lao phổi quá nặng, khả năng chữa trị sẽ rất khó”, bác sĩ Oanh khuyến cáo.

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bùng phát bệnh lao phổi ở bệnh nhân suy nhược cơ thể