Sau thành công trong việc khôi phục khả năng vận động và xúc giác ở những con chuột thí nghiệm, các nhà khoa học Thụy Điển hy vọng có thể sửa chữa một bộ não sau khi bị đột quỵ và tái tạo các kết nối thần kinh đã bị mất ở người.

Bước tiến mới trong việc khôi phục não sau đột quỵ

10/04/2020, 17:25

Sau thành công trong việc khôi phục khả năng vận động và xúc giác ở những con chuột thí nghiệm, các nhà khoa học Thụy Điển hy vọng có thể sửa chữa một bộ não sau khi bị đột quỵ và tái tạo các kết nối thần kinh đã bị mất ở người.

Trong tương lai có thể thay thế các tế bào thần kinh chết bằng các tế bào thần kinh khỏe mạnh mới ở bệnh nhân đột quỵ - Ảnh: drugtargetreview.com

Theo Medical Express, các nhà nghiên cứu tại Đại học Lund (Thụy Điển) đã thành công trong việc khôi phục khả năng vận động và xúc giác ở những con chuột thí nghiệm bị đột quỵ bằng cách lập trình lại các tế bào da người thành tế bào thần kinh, sau đó được cấy vào vỏ đại não của chuột, trong phần não thường bị tổn thương nhất sau đột quỵ. Kết quả nghiên cứu hiện đã được công bố trên tạp chí nghiên cứu PNAS.

Theo đó, 6 tháng sau khi cấy ghép, các nhà khoa học đã thấy các tế bào mới giúp phục hồi não sau đột quỵ. Hơn nữa, các nhánh thần kinh mới được hình thành mọc lên ở một khu vực khác của não, nơi không có các tế bào thần kinh được cấy ghép.

Một số nghiên cứu trước đây của nhóm khoa học ở Đại học Lund và những nhà khoa học khác đã chỉ ra rằng có thể ghép các tế bào thần kinh có nguồn gốc từ tế bào gốc của người hoặc từ các tế bào được lập trình lại vào não của chuột bị đột quỵ. Tuy nhiên, người ta không biết liệu các tế bào được cấy ghép có thể hình thành các kết nối chính xác trong não chuột theo cách phục hồi chuyển động và cảm giác bình thường hay không.

Bây giờ nhiệm vụ của các nhà khoa học là phải tìm hiểu xem làm thế nào các tế bào được cấy ghép hoạt động trên bán cầu não đối diện. Các nhà khoa học cũng muốn kiểm tra chi tiết hơn về việc cấy ghép ảnh hưởng như thế nào đến các chức năng trí tuệ, như trí nhớ và trả lời câu hỏi liệu sẽ xảy ra các tác dụng phụ hay không.

Các nhà khoa học cho biết họ đã sử dụng các phương pháp theo dõi, kính hiển vi điện tử và các phương pháp khác, như ánh sáng để ngắt hoạt tính trong các tế bào được cấy ghép, như một cách để chứng minh rằng chúng thực sự đã kết nối chính xác trong các mạch thần kinh bị tổn thương. Họ đã có thể thấy rằng các sợi từ các tế bào được cấy ghép đã phát triển sang phía bên kia của não, phía không cấy ghép bất kỳ tế bào nào và tạo ra các kết nối. Không có nghiên cứu nào trước đây cho thấy điều này - nhà nghiên cứu Zaal Kokaia chia sẻ.

Ngạc nhiên trước kết quả thu được, nhà nghiên cứu Olle Lindvall nói rằng thật đáng chú ý khi thấy rằng thực sự có thể sửa chữa một bộ não sau khi bị đột quỵ và tái tạo các kết nối thần kinh đã bị mất. Các nghiên cứu này mở ra hy vọng rằng trong tương lai có thể thay thế các tế bào thần kinh chết bằng các tế bào thần kinh khỏe mạnh mới ở bệnh nhân đột quỵ, mặc dù còn một chặng đường dài trước khi đạt được điều đó .

Vũ Trung Hương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bước tiến mới trong việc khôi phục não sau đột quỵ