Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo 127/TƯ do Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng trình bày trước Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội sáng nay, tình hình buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng qua biên giới vẫn diễn biến hết sức phức tạp và có xu hướng tăng lên trong dịp Tết Nguyên đán.

Buôn lậu đến "hẹn" cuối năm

Một Thế Giới | 07/01/2014, 10:47

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo 127/TƯ do Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng trình bày trước Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội sáng nay, tình hình buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng qua biên giới vẫn diễn biến hết sức phức tạp và có xu hướng tăng lên trong dịp Tết Nguyên đán.

Có đường biên giới chung dài 4510km chạy dài qua 25 tỉnh biên giới tiếp giáp với Trung Quốc, Lào, Cambodia, Việt Nam có 23 cửa khẩu quốc tế, 65 cửa khẩu phụ, 28 khu kinh tế cửa khẩu với mạng lưới 285 chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế.

Với đặc điểm này, cùng với chính sách thương mại của Việt Nam, những năm gần đây, hoạt động thương mại qua biên giới phát triển mạnh mẽ. Từ năm 2008 đến hết tháng 9 năm 2013, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới đạt trên 72 tỉ USD.

Cùng với sự phát triển của thương mại qua biên giới, tình hình buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng qua biên giới cũng diễn biến hết sức phức tạp.

Ở tuyến biên giới phía Bắc, hàng nhập lậu chủ yếu là phụ tùng ô tô, xe máy, điện thoại di động, vật liệu xây dựng, vải, quần áo may sẵn, gia súc gia cầm, sản phẩm từ gia súc gia cầm, thuỷ sản và nhất là các mặt hàng cấm như pháo, các loại đồ chơi bạo lực nguy hiểm, vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ, thuốc lá nguyên liệu...qua cửa khẩu và địa bàn các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Hà Giang.

Tuyến biên giới với Lào, hàng lậu chủ yếu là điện gia dụng, điện tử, điện lạnh, thuốc lá, rượu ngoại, nước giải khát, mì chính, gỗ, gia súc, động vật hoang dã, kim loại quý qua cửa khẩu và địa bàn các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị.

Hoạt động buôn lậu ở biên giới Tây Nam chủ yếu ở các mặt hàng điện tử, điện lạnh, thuốc lá, đường, xăng dầu, rượu ngoại, nước giải khát, gỗ, dược phẩm, ngoại tệ, kim loại quý và mộ số mặt hàng tiêu dùng qua các địa bàn trọng điểm như Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang.

Từ năm 2010 đến nay, đã có hơn 828.000 vụ vi phạm về buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trong đó có gần 118.000 vụ buôn lậu, chiếm 14,2% tổng số vụ bị bắt giữ, xử lý.

Các mặt hàng chủ yếu đã bị phát hiện, xử lý bao gồm: Pháo các loại hơn 86 nghìn kg và gần 171 nghìn quả; động vật hoang dã gần 2 nghìn kg ngà voi, hơn 686 nghìn kg động vật hoang dã; gần 2,5 triệu m3 gỗ, 16,5 triệu bao thuốc lá, hơn 1 triệu sản phẩm đồ chơi trẻ em có tính bạo lực và gần 300 nghìn kg nội tạng.

Trong lời phát biểu sáng nay tại phiên họp giải trình trước Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội sáng nay, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho biết: "Thời điểm cận tết, nhu cầu hàng hoá và hàng tiêu dùng tăng cao đồng nghĩa với việc buôn lậu hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng qua biên giới tiềm ẩn những nguy cơ gia tăng và diễn biến hết sức phức tạp".

Tuấn Ngọc

Bài liên quan
Dải Gaza sắp nhận thêm viện trợ từ cửa khẩu Erez
Hãng Anadolu đưa tin, vào ngày 30.4, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã tiễn đoàn xe viện trợ đầu tiên từ Jordan đến Dải Gaza thông qua cửa khẩu Erez vừa được Israel mở lại.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
AI chống gian lận trong thương mại điện tử thế nào?
10 giờ trước Khoa học - công nghệ
Trong bối cảnh bảo mật thông tin đe dọa trực tiếp đến quyền lợi của người dùng, trí tuệ nhân tạo (AI) nổi lên như một giải pháp đầy tiềm năng, góp phần bảo vệ người tiêu dùng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Buôn lậu đến "hẹn" cuối năm