Xin chữ vào mỗi dịp tết đến xuân là một nét đẹp trong văn hóa của người Việt. Phố ông đồ ra đời ở nhiều nơi nhằm cố gắng lưu giữ những hình ảnh của “những người muôn năm cũ” đang dần ngày càng mai một trước cuộc sống hiện đại ngày nay. Những ngày cận tết, nhìn cảnh buồn vui trên Phố ông đồ, chạnh lòng nhớ lại câu thơ của Vũ Đình Liên: “Nhưng mỗi năm mỗi vắng /Người thuê viết nay đâu?/Giấy đỏ buồn không thắm/Mực đọng trong nghiên sầu.”

Buồn vui trên Phố ông đồ

Một Thế Giới | 17/02/2015, 01:00

Xin chữ vào mỗi dịp tết đến xuân là một nét đẹp trong văn hóa của người Việt. Phố ông đồ ra đời ở nhiều nơi nhằm cố gắng lưu giữ những hình ảnh của “những người muôn năm cũ” đang dần ngày càng mai một trước cuộc sống hiện đại ngày nay. Những ngày cận tết, nhìn cảnh buồn vui trên Phố ông đồ, chạnh lòng nhớ lại câu thơ của Vũ Đình Liên: “Nhưng mỗi năm mỗi vắng /Người thuê viết nay đâu?/Giấy đỏ buồn không thắm/Mực đọng trong nghiên sầu.”

Xuân đến mang theo bao niềm vui về một năm mới tràn đầy những điều tốt đẹp. Trong không gian gia đình Việt, dù giàu dù nghèo vẫn không thể thiếu những câu đối câu liễn để mọi người gởi ao ước khát vọng cho năm mới. Để có những tác phẩm mang đậm văn hóa truyền thống của dân tộc đến được với mọi gia đình không thể thiếu bàn tay tài hoa của các ông đồ.
Ở TP. HCM có ba địa điểm tổ chức Phố ông đồ đó là mặt tiền nhà Văn hóa Thanh niên, mặt tiền Trung tâm TDTT Nguyễn Du, và mặt tiền Cung Văn Hóa Lao Động TP.HCM. Mỗi nơi đều có những đặc điểm khác nhau, nhưng nhìn chung vẫn con nhiều buồn lẫn lộn.
buon-vui-tren-pho-ong-do-hinh-anh-1
Một ông đồ đang vẽ thư pháp trên quạt giấy trong ngày khai mạc ở Cung văn hóa Lao Động 
1. Phố ông đồ ở Cung Văn Hóa Lao Động thưa người
Xuân Ất Mùi 2015 là năm thứ 8 Cung Văn Hóa Lao Động TP.HCM liên tiếp tổ chức “Phố ông đồ” nhằm tạo một địa điệm đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc để nhân dân thành phố và du khách thưởng thức nghệ thuật thư pháp Việt do những ông đồ “thế hệ mới” trổ tài. Có hơn 50 ông đồ trên mọi miền đất nước đang hoạt động Cung Văn Hóa Lao Động TP.HCM trong những ngày này. Ngoài việc tặng chữ cho khách khách thưởng lãm, các ông đồ còn trình bày các tác phẩm nghệ thuật thư pháp Việt trên các chất liệu: giấy xuyến, giấy gió, khắc gỗ, sơn dầu, màu nước, vẽ tranh ký họa...
buon-vui-tren-pho-ong-do-hinh-anh-2
Phố ông đồ vắng khách tại Cung Văn Hóa Lao Động TP.HCM
 Phố ông đồ ở 8 Cung Văn Hóa Lao Động TP.HCM ngoài ngày khai mạc (8.2.2015) có phần nhộn nhịp nhưng sau đó vài ngày, khách đến thưởng lãm và xin chữ vắng dần. Trong nhiều ngày, từ sáng đến chiều, chỉ có vài khách đến xin chữ và mua tranh. Các gian hàng của các ông đồ nằm hiu hắt buồn tênh đợi khách. Giải thích hiện tượng này ông đồ trẻ sinh năm 1992 Đức Hạnh cho biết: “Đây là năm thứ 8 phố ông đồ được tổ chức ở đây, có lẽ người xin chữ đã nhàm chán với hoạt động này vì những câu đối câu liễn họ xin nay trước đó vẫn còn giá trị sử dụng, bên cạnh đó hoạt động của Phố ông đồ vẫn theo hình thức cũ không có gì đổi mới. Mặc khác BTC trang trí sơ sài chắp vá các gian hàng kém thu hút không có gì hấp dẫn để khách có thể dừng lại chụp vài tấm hình kỷ niệm và luôn tiện xin chữ” .
buon-vui-tren-pho-ong-do-hinh-anh-3
Ông đồ trẻ Đức Hạnh đang viết thư pháp 
Theo quan sát của chúng tôi, Phố ông đồ trước mặt tiền Cung Văn Hóa Lao Động TP.HCM (đường Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1) không thuận lợi. Buổi chiều ánh mặt trời chiếu vào rất gây gắt và rất nóng. Nhiều ông đồ cũng phải bỏ gian hàng để tìm chỗ mát hơn. Ngoài những gian hàng trưng bày tranh ảnh. BTC không bố trí các chậu hoa cây kiểng bắt mắt để thu hút người tham quan. Các gian hàng cũng bố trí khá sơ sài và thiếu thẩm mỹ. Những mái che tạm bằng bạt nhiều màu không đồng bộ đã làm mất vẻ mỹ quan của Phố ông đồ rất nhiều. Buổi tối có vẻ mát hơn nhưng nhưng lượng khách đến vẫn không tăng.
buon-vui-tren-pho-ong-do-hinh-anh-4
Nhưng mái bạt che nắng thấp lè tè và nhiều màu sắc khác nhau nhìn rất tạm bợ thiếu thẩm mỹ
buon-vui-tren-pho-ong-do-hinh-anh-5
Tấm bạt che phủ như trong hình sẽ khó lòng giữ chân người thưởng lãm. 
2. Phố ông đồ buồn hiu hắt trước nhà thi đấu Nguyễn Du
Phố ông đồ trước mặt tiền nhà thi đấu Nguyễn Du cũng hiu hắt không kém, cả một dẫy phố vắng hoe khách. Bên cạnh gian hàng của ông đồ là những gian hàng bán áo quần “hạ giá” được bố trí xen kẽ nên nhìn rất “chênh”. Riêng các họa sĩ ký họa chân dung cho biết họ sẽ dời vị trí sang đường hoa Hàm Nghi khi đường hoa này chính thức khai mạc.
buon-vui-tren-pho-ong-do-hinh-anh-6
 Phố ông đồ trước nhà thi đấu Nguyễn Du khá lặng lặng lẽ vì vắng khách
Ông đồ trẻ Vĩnh Quyền sinh năm 1994 tâm sự: “Năm nay người đến xin chữ rất ít, từ sáng đến chiều chỉ khoảng 10 người là nhiều, vì yêu chữ, yêu nghề nên em cố gắng, năm nào em cũng tham gia hoạt động này. Ngoài việc kiếm tiền ra đây là niềm đam mê lớn của em”.
buon-vui-tren-pho-ong-do-hinh-anh-8
Ông đồ Vĩnh Quyền trước gian hàng lúc vắng khách
3. Xôn xao nhưng rất ít người đi xin chữ
Xôn xao nhất vẫn là Phố ông đồ trước Nhà Văn hóa Thanh Niên TP. Phố ông đồ ở đây được bố trí khá đẹp mắt với hoa mai hoa đào, bánh chưng và các gian hàng rất đẹp và nhiều hoạt động rất phong phú... nhưng xem chừng người đến đông chưa hẳn là đến xin chữ. Các gian hàng của ông đồ vẫn ế ẩm, lác đát mới có người xin câu đối câu liễn về treo tết.
buon-vui-tren-pho-ong-do-hinh-anh-9
Ông đồ gia ở  trước nhà Văn hóa Thanh Niên... nằm chờ khách 
buon-vui-tren-pho-ong-do-hinh-anh-10
 Hiếm hoi lắm mới thấy một bạn trẻ đến xin chữ
Đa số các bạn trẻ dạo phố ông đồ là để chụp hình lưu niệm trong không khí rất Tết ở đây. Phố ông đồ ở Nhà Văn hóa Thanh Niên TP thu hút đông đảo các nghệ sĩ diễn viên đến chụp hình quay phim là chủ yếu.
Đi qua Phố ông đồ với bao nhiêu buồn vui lẫn lộn. Vui vì được ngắm lại không khi tết cổ truyền của dân tộc từ ngàn xưa vẫn còn được trân trọng lưu giữ. Vui vì ngày có nhiều bạn trẻ nối nghiệp ông đồ xưa, nhiều gia đình vẫn duy trì thói quen xin chữ vào mỗi dịp năm mới là một tín hiệu đáng mừng cần được phát huy mạnh mẽ hơn nữa. Buồn vì một loại hình văn hóa xin chữ ông đồ đang dần dần đi vào mai một. 
Phố ông đồ không đơn giản là nơi mọi người đến xin chữ vào dịp Tết mà còn thể hiện bản sắc văn hóa rất độc đáo của dân tộc được lưu giữ phát huy và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Đừng để Phố ông đồ ngày càng hiu hắt nhưng câu thơ quăn lòng của Vũ Đình Liên viết cách đây gần một thế kỷ:
“Ông đồ vẫn ngồi đấy 
Qua đường không ai hay 
Lá vàng rơi trên giấy 
Ngoài trời mưa bụi bay
Năm nay đào lại nở 
Không thấy ông đồ xưa 
Những người muôn năm cũ 
Hồn ở đâu bây giờ ?”
Bài & ảnh : Tiểu Vũ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Trình Chính phủ cơ chế mua bán điện trực tiếp trong tháng 5
Tại chỉ thị mới, Thủ tướng yêu cầu tháng 5.2024 Bộ Công Thương phải trình Chính phủ cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện với khách hàng sử dụng điện lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Buồn vui trên Phố ông đồ