Nhà văn Bửu Ý được xem là nhân chứng của thế hệ vàng văn học nghệ thuật Huế như Trịnh Công Sơn, Ngô Kha, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Trần Quang Long, Bửu Chỉ… Nói như giáo sư triết học Thái Kim Lan: “Bửu Ý là người sót lại cho Huế những gì sẽ mất. Ở Bửu Ý có sự cẩn mật, sự lễ nghi, sự nhạy cảm của Huế… Anh viết đơn giản từng chữ một mà rất Huế”.

Bửu Ý – người giữ lại cho Huế những gì sẽ mất

Tiểu Vũ | 23/09/2017, 13:32

Nhà văn Bửu Ý được xem là nhân chứng của thế hệ vàng văn học nghệ thuật Huế như Trịnh Công Sơn, Ngô Kha, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Trần Quang Long, Bửu Chỉ… Nói như giáo sư triết học Thái Kim Lan: “Bửu Ý là người sót lại cho Huế những gì sẽ mất. Ở Bửu Ý có sự cẩn mật, sự lễ nghi, sự nhạy cảm của Huế… Anh viết đơn giản từng chữ một mà rất Huế”.

Nhà văn Bửu Ý tên thật là Nguyễn Phước Bửu Ý, ông sinh năm 1937 tại Huế. Trước năm 1975 Bửu Ý là một tên tuổi nổi bậc trênvăn đàn miền Nam. Nhắc đến Bửu Ý người ta nhớ ngay đến cuốn sách nổi tiếng Nhật ký Anne Frank do ông chuyển sang Việt ngữ được NXB An Tiêm ra mắt bạn đọc vào năm 1974. Ngoài Nhật ký Anne Frank, nhà văn Bửu Ý còn dịch thuật nhiều tác phẩm văn học kinh điển của nước ngoài như truyện Con lừa và tôi của tác giả Juan Ramón Jiménez, Hoàng tử bé của Antoine de Saint-Exupéry…

Bên cạnh những cuốn sách dịch thuật, Bửu Ý còn có những tác phẩm viết riêng cho xứ Huế, cho những con người xứ Huế và những ai yêu Huế qua chùm tác phẩm: Ngày tháng thênh thang, Nước chảy qua cầu, Trịnh Công Sơn một nhạc sĩ thiên tài, Tâm tình với Trịnh Công Sơn, Tác giả thế kỷ XX. 5 cuốn sách đặc sắc của ông sẽ được Phương Nam Books tái bản trong tháng 9 này.

Trịnh Công Sơn – Một nhạc sĩ thiên tài

Đây là tuyển tập những bài viết về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn của Nhà văn Bửu Ý – một trong những người thân thiết gần gũi với cố nhạc sĩ nổi tiếng. Thông tin trong trí nhớ, trong kỷ niệm và tư liệu, kể cả trong ý nghĩa và cảm xúc của Bửu Ý góp thêm vào những trang giấy đã được viết ra về Trịnh Công Sơn.

Ngay cả với người đã cống hiến rất nhiều cho đời như Trịnh Công Sơn, thì vẫn nguyên khối dở dang còn lại giữa người ra đi và người ở lại. Lòng càng lớn, tài càng cao thì ý nguyện càng nhiều. Làm sao chẳng dở dang? Bao nhiêu biểu hiện tiếc thương mến mộ của người sống là bấy nhiêu sự níu kéo bất lực, bấy nhiêu mối giao tình sửa soạn chùng xuống.

Cái dở dang ấy là một ẩn số, suốt đời là một con số chưa biết và sẽ không bao giờ biết. Đời sống chúng ta ngày một ngày hai sẽ cộm lên những số chưa biết như thế này để cho từng dòng người, từng thế hệ nương theo, truy tìm.

Tâm tình với Trịnh Công Sơn

Là người bạn thân thiết của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và là một học giả uyên thâm, một nhà “Huế học”, với giọng văn giàu chất trí tuệ, suy tưởng mà vẫn mềm mại, những trang sách của ông có một sức hút riêng và làm người đọc tin cậy.

Trong Tâm tình với Trịnh Công Sơn, tuy chỉ với 170 trang sách, nhưng nhờ sự tinh lọc của tác giả, chúng ta có thể “gặp lại” Trịnh Công Sơn với đầy đủ chi tiết đời sống, tính cách, tâm trạng cùng những giá trị mà Trịnh Công Sơn để lại cho đời.

Ngày tháng thênh thang

Là cuốn sách tập hợp những bài viết ngắn của nhà văn Bửu Ý viết về Huế. Hơn 80 bài viết đã in rải rác từ 1963 đến 2009, trong các tạp chí Mai, Văn, Diễn đàn, Phố văn, Tia sáng, Mốt Việt Nam, Liễu quán, Văn hóa Phật giáo, Sông Hương, Tanh niên, Tuổi trẻ, Hồn Việt, Văn nghệ, Đại học Huế,v.v... Các bài tạm sắp xếp vào 4 chủ đề: Cảm xúc, Những bài viết về hội họa, Những bài viết về thơ, văn nhạc, Truyện ngắn.

Nước chảy qua cầu

Nước chảy qua cầu là tập hợp một số bài viết ngắn của Bửu Ý về Huế, giữa nhiều chủ đề khác mà tác giả đã viết rải rác từ năm 1963 đến 2009, trên nhiều báo, tạp chí, tập san nhiều loại khác nhau trong nước và ngoài nước, như: Mai, Văn, Văn nghệ, Tuổi trẻ, Thanh niên, Người Lao động, Mỹ thuật, Mốt Việt Nam, Ngày nay, Sông Hương, Văn hóa Phật giáo, Liễu quán, Diễn đàn…

Tập này tạm chia làm ba phần: Chân dung của Huế dưới nhiều góc độ khác nhau, Huế, thành phố lễ hội, phần phụ lục gồm những bài có tính nghiên cứu, lịch sử.

Theo nhà văn Bửu Ý, tập truyện này vẫn thiếu vắng một số khía cạnh khác về thành phố Huế, như: cảnh quan, giáo dục và trường học, tác giả và tác phẩm… mà tác giả mong có dịp bổ sung trong tương lai.

Tác giả thế kỷ XX

Là tập hợp phần lớn những bài viết của Nhà văn Bửu Ý đã được đăng tải ở tạp chí văn học Mai, Văn...trong thời gian 1963 – 1967. Do đó, sự lựa chọn từng tác giả có tính cách độc lập, bất nhất, vì tùy thuộc ở sự đòi hỏi của các tạp chí trong một định thời nào đó. Sự sắp xếp trước sau của những bài viết cũng chỉ là ngẫu nhiên.

Các tác giả được nói tới trong tập này: Antoine de Saint Exupéry, André Gide, Alain Robbe Grillet, Jacques Prévert (Pháp), Graham Greene (Anh), Tennessee Williams (Mỹ), Arno Schmidt (Đức), Tản Đà (Việt Nam), Cesare Pavese, Luigi Pirandello (Ý Đại Lợi), Léopold Sédar Senghor (Sénégal), Nikos Kazantzaki (Hy Lạp), Kim Dung (Trung Hoa).

Nhân dịp tái bản 5 tác phẩm của nhà văn Bửu Ý, Công ty Sách Phương Nam, Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn TP.Huế phối hợp tổ chức buổi giao lưu giữa bạn đọc và nhà văn Bửu Ý với chủ đề Bửu Ý – người giữ lại cho Huế những gì sẽ mất. Buổi giao lưu sẽ diễn ra vào lúc 16 giờ ngày 23.9.2017 tại Bookcafe Phương Nam, thuộc nhàsách Phương Nam Phú Xuân, 131-133 Trần Hưng Đạo, TP.Huế

Tiểu Vũ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bửu Ý – người giữ lại cho Huế những gì sẽ mất