Ngày 8.11, đại diện Bệnh viện Hoàn Mỹ Minh Hải (Cà Mau) cho biết các y bác sĩ vừa cứu sống một người bị điện giật làm ngưng tim, ngưng thở, bằng mô hình cấp cứu nội viện (Code Blue Team).

Cà Mau: Cứu sống thợ hàn bị ngưng tim do điện giật

Việt Tâm | 08/11/2018, 15:06

Ngày 8.11, đại diện Bệnh viện Hoàn Mỹ Minh Hải (Cà Mau) cho biết các y bác sĩ vừa cứu sống một người bị điện giật làm ngưng tim, ngưng thở, bằng mô hình cấp cứu nội viện (Code Blue Team).

Theo thông tin ban đầu, vào trưa 7.11, ông N.P.Đ. (SN 1987, ngụ P.7, TP.Cà Mau, tỉnh Cà Mau) đang hàn sắt để sửa chữa cho một quán ăn gần nhà thì bất ngờ bị điện giật té bất tỉnh. Ngay lập tức, ông Đ. được đồng nghiệp đưa đi cấp cứu trong tình trạng ngưng tim, thở yếu, da tái nhợt và bị bỏng trên tay.

Tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Minh Hải, các y bác sĩ của bệnh viện tiến hành đặt nội khí quản, ấn tim ngoài lồng ngực và sốc điện. Sau khoảng 5 phút, nạn nhân tim đập trở lại và qua cơn nguy kịch…

Bác sĩ Tô Thanh Thúy, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu của bệnh viện cho biết: “Hiệnbệnh nhân đã qua cơn nguy kịch và sức khỏeđã hồi phục dần nhưng do bị té đầu đập mạnh xuống nền xi măng nên hộp sọ có vết nứt nhẹ, cần tiếp tục được theo dõi”.

Được biết, mô hình cấp cứu nội viện (Code Blue Team), vừa áp dụng cứu thành công cho trường hợp bệnh nhân Đ., giúp giảm thiểu tỷ lệ tử vong trong những trường hợp ngưng tim, ngưng thở. Mô hình này được Bệnh viện Hoàn Mỹ Minh Hải đưa vào hoạt động chính thức vào năm 2016 cho đến nay.

Thành phần tham gia Code Blue Team bao gồm: bác sĩ hồi sức/cấp cứu (đội trưởng); bác sĩ tim mạch, bác sĩ điều trị tại khoa, điều dưỡng hồi sức/cấp cứu, điều dưỡng tại khoa 1, điều dưỡng tại khoa 2, điều dưỡng trưởng trực/khoa và nhân viên bảo vệ.

Khi có bệnh nhân, đội ngũ y bác sĩ dùng thang ưu tiên di chuyển trong vòng 1 - 3 phút để đến cấp cứu cho bệnh nhân đang rối loạn nhịp tim hoặc ngừng thở. Điều dưỡng tại các khoa phòng, nếu phát hiện bệnh nhân có dấu hiệu ngưng tim, ngưng thở sẽ kiểm tra tình hình sức khỏe của bệnh nhân rồi nhấn gọi Code Blue báo số phòng và số tầng lầu của khoa/phòng. Nếu là bệnh nhân ở khu vực khám có triệu chứng tương tự, đội bảo vệ sẽ phụ trách ngăn người không có trách nhiệm tiến gần khu vực cấp cứu, trong khi nhân viên y tế sẽ kiểm tra và gọi Code Blue.

Bác sĩ điều trị tại khoa cũng có mặt trực tiếp làm công tác cấp cứu cơ bản cho bệnh nhân. Sau đóghi nhận tình trạng bệnh nhân để báo với bác sĩ cấp cứu tim phổi (ICU). Đội cấp cứu tim phổi buộc phải có mặt trong vòng 3 phút để thực hiện cấp cứu tim phổi nâng cao giúp bệnh nhân điều hòa đường hô hấp và nhịp tim cho đến khi bệnh nhân hồi phục trạng thái bình thường…

Nguyệt Danh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cà Mau: Cứu sống thợ hàn bị ngưng tim do điện giật