Sàng lọc khoảng 300 phân tử hoạt tính từ các loài cây thuốc khác nhau mà y học cổ truyền Ấn Độ sử dụng, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra hợp chất giúp trung hòa được độc tố botulinum ngay cả sau khi nó đã đi vào tế bào cơ và tế bào thần kinh.

Độc tố botox không còn nguy hiểm nữa

Vũ Trung Hương | 06/11/2018, 20:08

Sàng lọc khoảng 300 phân tử hoạt tính từ các loài cây thuốc khác nhau mà y học cổ truyền Ấn Độ sử dụng, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra hợp chất giúp trung hòa được độc tố botulinum ngay cả sau khi nó đã đi vào tế bào cơ và tế bào thần kinh.

Theo Applied and Environmental Microbiology, độc tố botox (botulinum) là một trong những chất độc hữu cơ mạnh nhất trên thế giới, do vi khuẩn Clostridium botulinum tiết ra.

Mới đây, các nhà khoa học Mỹ ở Viện nghiên cứu cao cấp (Dartmouth) đã thông báo rằng họ đã tìm được một thuốc giải độc botulinum. Thuốc giải độc là một hợp chất tương tự như hợp chất có trong hạt của rau mùi tây và quả sung.

Được biết, vi khuẩn sản sinh ra chất độc, xâm nhập vào cơ thể cùng với thức ăn nhiễm trùng, gây ngộ độc. Lúc đầu, dấu hiệu nhiễm độc giống như rối loạn thực phẩm bình thường, nhưng nếu không điều trị sẽ gây tổn thương nghiêm trọng cho hệ thần kinh và thậm chí dẫn đến tử vong.

Loại thuốc giải độc hoàn toàn đầu tiên chống lại độc tố botulinum được phát triển sau khi các nhà khoa học sàng lọc khoảng 300 phân tử hoạt tính từ các loài cây thuốc khác nhau mà y học cổ truyền Ấn Độ sử dụng. Trọng tâm được các nhà khoa học chú ý là phân tử nitrophenyl psoralen (NPP). Chất này đã trung hòa được độc tố ngay cả sau khi nó đã đi vào tế bào cơ và tế bào thần kinh.

Các chất tương tự hợp chất này có trong hạt của rau mùi tây, quả sung, cây cần núi và psoralea (một chi thực vật có hoa trong họ Đậu) được sử dụng trong y học cổ truyền Ấn Độ để điều trị các bệnh ngoài da. Được biết, hiện đã có những sản phẩm dựa trên psoralea trên thị trường. Và điều này có thể giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang các thử nghiệm lâm sàng loại thuốc giải độc mới.

Bal Singh, một trong những tác giả của công trình nghiên cứu, cho biết, mỗi năm trên thế giới xảy ra chừng 200 trường hợp ngộ độc botox, nhưng mỗi ca trong số đó lại gây tốn kém gấp nhiều lần so với dịch bệnh salmonella hoặc các vi khuẩn khác nhiễm trong thực phẩm hư hỏng. Vì lý do này, ngộ độc botulism vẫn là dạng ngộ độc thực phẩm tốn kém nhất khi khắc phục hậu quả.

Vũ Trung Hương
Bài liên quan

(1) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
37 phút trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Độc tố botox không còn nguy hiểm nữa