Bị cáo Liêm cho rằng: “Tôi là người chống tiêu cực, đi tố cáo sai phạm, giờ lại trở thành bị cáo. Kính mong HĐXX xem xét thấu tình đạt lý việc này”…

Cà Mau: Đi tố cáo sai phạm nhưng trở thành bị cáo

Thanh Lưu | 12/05/2021, 20:20

Bị cáo Liêm cho rằng: “Tôi là người chống tiêu cực, đi tố cáo sai phạm, giờ lại trở thành bị cáo. Kính mong HĐXX xem xét thấu tình đạt lý việc này”…

Ngày 12.5, HĐXX TAND TP.Cà Mau, tỉnh Cà Mau đã quyết định trả hồ sơ, điều tra bổ sung vụ án “Tham ô tài sản” xảy ra tại Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh Cà Mau. HĐXX nhận định vụ án cần làm rõ thêm một số vấn đề có liên quan. Theo đó, trả hồ sơ cho Viện KSND để điều tra bổ sung, làm rõ số xe lăn để lại Tỉnh hội và những vấn đề phát sinh chưa được làm rõ trong quá trình xét hỏi tại phiên tòa hôm nay.

tham-o.jpg
Bị cáo Ý (phải) và bị cáo Liêm (trái) tại phiên tòa - Ảnh: Thanh Lưu

Theo cáo trạng, trong năm 2016 và 2017, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh Cà Mau được một số đơn vị tài trợ 460 chiếc xe lăn, chia làm 4 đợt. Trong đó có 390 chiếc được phân bổ về các Huyện hội, 70 chiếc giữ lại Tỉnh hội. Các Huyện hội đã tự chi trả chi phí vận chuyển xe lăn từ TP.HCM về đến địa phương với tổng số tiền 51,2 triệu đồng. Tuy nhiên, bị cáo Lữ Thanh Ý (nguyên Chủ tịch Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh Cà Mau) vẫn lập 5 tờ trình xin kinh phí từ UBND tỉnh Cà Mau với tổng số tiền được cấp là 66,4 triệu đồng. Trong số này, chi phí vận chuyển phát sinh được chấp nhận chi từ ngân sách là 9,1 triệu đồng. Trừ lại, số tiền ngân sách bị thiệt hại từ hành vi của Ý và và Huỳnh Thanh Liêm (nguyên Phó chủ tịch Hội) là 57,3 triệu đồng.

Trong 4 đợt, bị cáo Liêm là người trực tiếp nhận xe lăn và thu tiền chi phí vận chuyển từ các Huyện hội. Liêm cũng tham gia vào làm các hợp đồng thuê xe khống để hợp pháp hóa việc rút tiền mặt khi ngân sách tỉnh đồng ý duyệt chi. Đến tháng 6.2017, sau khi liên hệ 1 đơn vị vận tải để rút tiền từ ngân sách, lúc này Liêm đang giữ trong người 46 triệu đồng. Liêm cùng với Ý và ông Phan Văn Hảo (Phó chủ tịch Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh Cà Mau) gặp nhau tại 1 quán cà phê. Tại đây, Ý nói đang gặp khó khăn và hỏi mượn số tiền 20 triệu đồng. Liêm đồng ý và lấy 20 triệu đồng từ số tiền 46 triệu nói trên đưa cho Ý, có sự chứng kiến của ông Hảo.

Sau một thời gian, Ý không trả lại tiền. Tháng 12.2017, Liêm đã đem số tiền 26 triệu đồng còn lại nộp vào tài khoản của hội; đồng thời làm báo cáo gửi UBND tỉnh Cà Mau trình bày toàn bộ vụ việc. Và Liêm đề nghị Thanh tra Sở LĐ-TB-XH tỉnh chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra làm rõ hành vi sai phạm của ông Ý. Bất ngờ, tháng 10.2019, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án hình sự, sau đó là khởi tố bị can, bắt tạm giam cả ông Liêm và Ý.

Tại phiên tòa, bị cáo Liêm đã trình bày 11 điểm không đồng tình với cáo trạng, gồm: số lượng xe lăn giữ lại Tỉnh hội; diễn biến các lần nhận xe, nhận tiền; số tiền xác định thiệt hại chưa chính xác… Bị cáo Liêm luôn khẳng định mình bị oan. Vụ án này khởi tố vào tháng 10.2019. Trong khi đó tháng 12.2017, sau khi nhiều lần tố giác tội phạm không thành công, Liêm đã tự nộp vào kho bạc khoản tiền ngân sách còn thừa, đang tạm quản lý theo yêu cầu của cấp trên là bị cáo Lữ Thanh Ý (nguyên Chủ tịch Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh Cà Mau).

Trong bản tự bào chữa gửi cho tòa, bị cáo Liêm cho rằng cách buộc tội của Viện KSND là dựa vào giám định tài chính của Sở Tài chính. Theo đó, lấy tổng tiền từ ngân sách cấp 4 đợt là 66,4 triệu đồng trừ đi chi phí vận chuyển 70 xe lăn để lại tỉnh Hội là 9,1 triệu đồng, thành ra 57,3 triệu đồng tiền thiệt hại. Lẽ ra, nhiệm vụ của cơ quan tiến hành tố tụng phải làm rõ bị cáo đã phải chi những khoản nào trong 4 đợt nhận xe lăn, chứ không thể chỉ dựa vào con số thuần túy số học của Sở Tài chính đưa ra.

Hơn nữa, dấu hiệu bắt buộc của tội “Tham ô” là chiếm đoạt tài sản. Toàn bộ hồ sơ vụ án không có chứng cứ vật chất nào chứng minh bị cáo chiếm đoạt tài sản. Tại phiên tòa hôm nay, bị cáo cho rằng mình sẵn sàng nhận tội nếu Viện KSND đưa ra được bằng chứng “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” mà bị cáo có trách nhiệm quản lý.

“Tôi là người chống tiêu cực, đi tố cáo sai phạm, nhưng giờ lại trở thành bị cáo. Kính mong HĐXX xem xét thấu tình đạt lý vấn đề này”, bị cáo Liêm nói tại phiên tòa.

Bài liên quan
Cháu bé 12 tuổi phải mổ sinh con và lời tố cáo bị hàng xóm xâm hại
Ngày 17.4, anh A (52 tuổi) ở xã huyện Thanh Trì, Hà Nội cho biết con gái anh là cháu L (12 tuổi) dự kiến chiều cùng ngày sẽ mổ sinh con. Theo anh, con gái anh sinh năm 2012, học lớp 6 và bị xâm hại từ khi 11 tuổi.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Trung ương Đảng đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi các chức vụ
một giờ trước Theo dòng thời sự
Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ: Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cà Mau: Đi tố cáo sai phạm nhưng trở thành bị cáo