Năm 2022, bằng nhiều nỗ lực, quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thới Bình (Cà Mau) đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để hoàn thành nhiều mục tiêu quan trọng, trong đó tăng trưởng kinh tế của địa phương địa phương đạt gần 12%.

Cà Mau: Kinh tế huyện Thới Bình tăng trưởng gần 12% trong năm 2022

H.V | 26/12/2022, 13:35

Năm 2022, bằng nhiều nỗ lực, quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thới Bình (Cà Mau) đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để hoàn thành nhiều mục tiêu quan trọng, trong đó tăng trưởng kinh tế của địa phương địa phương đạt gần 12%.

Theo UBND huyện Thới Bình, tình hình kinh tế của địa phương năm 2022 từng bước khởi sắc, phục hồi đà tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững kể từ sau đại dịch COVID-19. Tính đến 31.12.2022, tổng giá trị sản xuất của huyện ước đạt 12.019 tỉ đồng, đạt 101,67% kế hoạch năm, tăng trưởng 11,84%.

Cơ cấu kinh tế theo giá trị sản xuất khu vực ngư – nông nghiệp chiếm tỷ trọng 50,1%; khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm tỷ trọng 10,86%; khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng 39,04%. Đáng mừng, thu nhập bình quân đầu người, đạt gần 56 triệu đồng/người/năm, bằng 97,66% kế hoạch năm và bằng 111,68% so với năm 2021.

anh-1-dien-mao-vung-que-thoi-binh-ngay-them-khang-trang.jpg
Diện mạo vùng quê Thới Bình ngày thêm khang trang

Vụ mùa năm 2022, địa phương xuống giống gieo sạ lúa được 20.039 ha, đạt 102,49% kế hoạch năm, tăng 427 ha so với cùng kỳ năm 2021. Tổng sản lượng thu hoạch lúa năm 2022 đạt 94.397 tấn (gồm: lúa đông xuân 2.752 tấn; lúa – tôm 89.049 tấn và lúa hè thu 2.596 tấn), đạt 123,39% kế hoạch, tăng 70.984 tấn so với cùng kỳ năm 2021.

Tổng diện tích rau màu thu hoạch đến ngày 15.11.2022 được 374,6 ha, tổng sản lượng 8.241 tấn, ước đến 31.12.2022 thu hoạch rau màu được 451,1 ha (tăng 1,1 ha so với cùng kỳ), tổng sản lượng ước đạt 9.482 tấn, tăng 12 tấn so với cùng kỳ.

Ông Lý Minh Vững, Chủ tịch UBND huyện Thới Bình cho biết: “Năm 2022, địa phương đối diện với nhiều khó khăn, thách thức trong việc phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, với nhiều cố gắng, nỗ lực và sự chung sức chung lòng của cả hệ thống chính trị và người dân địa phương nên nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội của huyện đạt và vượt kế hoạch năm đã đề ra. Đáng mừng, kinh tế địa phương tăng trưởng gần 12%”.

anh-2-mo-hinh-tom-lua-ket-hop-mang-lai-hieu-qua-kinh-te-cao.jpg
Mô hình tôm - lúa kết hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao

Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đạt được nhiều kết quả, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đã thả nuôi được 50.700 ha, đạt 100% kế hoạch. Trong đó, diện tích nuôi tôm đạt 50.370 ha. Diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến đã thả nuôi được 16.050 ha, đạt 100,3% kế hoạch năm (tăng 826 ha so với cùng kỳ), năng suất thu hoạch từ 350 đến 460 kg/ha. Diện tích nuôi tôm càng xanh toàn huyện đã thả nuôi được 16.767 ha, tăng 2.767ha so với năm 2021.

“Tính đến ngày 15.11.2022, tổng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của địa phương đạt 38.208 tấn, ước đến ngày 31.12.2022 được 42.894 tấn, đạt 100,69% so chỉ tiêu kế hoạch, tăng 774 tấn so với cùng kỳ. Trong đó, tính đến 15.11.2022 sản lượng tôm đạt 15.358 tấn, ước đến 31.12.2022 được 17.567 tấn (gồm sản lượng tôm sú 10.086 tấn, tôm càng xanh 4.192 tấn, tôm thẻ chân trắng 3.289 tấn), đạt 100,67% so chỉ tiêu kế hoạch, tăng 550 tấn so với năm 2021”, ông Vững cho biết.

Bên cạnh đó, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) có nhiều bước tiến mới. Năm 2022, địa phương đã tổ chức họp thẩm định đánh giá, xếp loại 2 sản phẩm OCOP là chả cá phi của hộ kinh doanh Thùy Linh (xã Biển Bạch Đông) và rượu nếp cẩm của Công ty TNHH MTV Hoài Vẹn (xã Biển Bạch). Cả 2 sản phẩm đã nộp hồ sơ trình tỉnh để đăng ký đánh giá, phân hạng trong năm 2022. Hiện nay, trên địa bàn huyện Thới Bình có 3 sản phẩm đạt OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Công tác xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh (NTM) có nhiều chuyển biến tích cực về nhận thức của người dân. Nhờ đó, công tác triển khai xây dựng NTM, văn minh đô thị trên địa bàn đã mang lại hiệu quả cao. Đến nay, địa phương có 100% (11/11) xã trên địa bàn huyện đạt chuẩn NTM. Tuy nhiên, theo yêu cầu của Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn NTM trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021-2025, huyện Thới Bình có 11 xã chưa đạt và rớt chuẩn. Tỷ lệ bình quân đạt 11,81 tiêu chí/xã .

“Lĩnh vực xây dựng xã đạt chuẩn NTM nâng cao, qua rà soát, đánh giá kết quả thực hiện năm 2022 theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2021 – 2025 của tỉnh thì các xã Trí Lực, đạt 6 tiêu chí; Trí Phải, đạt 5 tiêu chí; Biển Bạch Đông, đạt 5 tiêu chí; Tân Lộc, đạt 5 Tiêu chí; Tân Bằng, đạt 4 tiêu chí. Về xây dựng thị trấn đô thị văn minh, đến nay có 9/9 tiêu chí với 52/52 tiêu chuẩn đạt theo quy định. Địa phương đã tổ chức lễ công bố quyết định công nhận thị trấn Thới Bình đạt “thị trấn độ thi văn minh” giai đoạn 2020-2021”, ông Vững chia sẻ thêm.

anh-3-kinh-te-on-dinh-gop-phan-nang-cao-thu-nhap-cho-nguoi-dan-huyen-thoi-binh.jpg
Kinh tế ổn định góp phần nâng cao thu nhập cho người dân huyện Thới Bình

Theo lãnh đạo UBND huyện Thới Bình, công tác vận động quỹ hỗ trợ nông dân ngày càng được các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo. Từ đó, đã kịp thời hỗ trợ cho hội viên nông dân vay vốn tạo nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Kết quả, năm 2022 ngân sách hỗ trợ 200 triệu đồng (luỹ kế đến nay 900 triệu đồng); vận động trong hội viên được gần 239 triệu đồng (lũy kế đến nay được gần 1,5 tỉ đồng; đã giải ngân 18 dự án với số tiền số tiền hơn 3,2 tỉ đồng, có 166 hội viên tham gia. Lũy kế đến nay số dự án còn trong hạn quy định là 30 dự án, với số tiền gần 5,2 tỉ đồng, có 284 hội viên tham gia.

Ông Vững đánh giá: “Nhìn chung, công tác thực hiện quỹ hỗ trợ nông dân đã đem lại nhiều kết quả quan trọng. Nông dân có thêm vốn để đầu tư sản xuất quy mô lớn hơn, có nhiều mô hình dự án hiệu quả kinh tế rõ rệt; cơ cấu cây trồng, vật nuôi được chuyển đổi phù hợp, phát huy được tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, từng địa phương; tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập và đời sống cho hội viên, nông dân; thu hút thêm nhiều nông dân tham gia tổ chức Hội; đã hình thành được các nhóm hộ có cùng mục đích sản xuất, các mô hình kinh tế tập thể, tổ hợp tác, hợp tác xã…”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cà Mau: Kinh tế huyện Thới Bình tăng trưởng gần 12% trong năm 2022