Cà phê Việt Nam được thế giới biết đến với chất lượng thơm ngon bậc nhất. Việt Nam hiện đang dẫn đầu thế giới về sản lượng cà phê xuất khẩu, tuy nhiên người tiêu dùng trong nước hầu hết phải tiêu thụ các loại cà phê dưới nhiều hình thức như cà phê tẩm hoá chất, pha trộn chất lạ.

Cà phê ‘ngậm’ chất lạ và cách nhận biết

Một Thế Giới | 21/01/2015, 14:31

Cà phê Việt Nam được thế giới biết đến với chất lượng thơm ngon bậc nhất. Việt Nam hiện đang dẫn đầu thế giới về sản lượng cà phê xuất khẩu, tuy nhiên người tiêu dùng trong nước hầu hết phải tiêu thụ các loại cà phê dưới nhiều hình thức như cà phê tẩm hoá chất, pha trộn chất lạ.

Cách phân biệt cà phê thật - cà phê giả
Màu sắc: Cà phê nguyên chất khi pha ra, có màu nâu cánh gián, óng ánh rất đẹp. Còn cà phê có màu đen sậm thì đó là màu của phẩm nhuộm phân tán thường dùng để nhuộm vải sợi, cực kỳ độc hại đối với sức khỏe.

Bọt cà phê: Nếu khi pha, chúng ta đánh (khuấy) thì cà phê thật cũng sẽ dậy bọt, nhưng là bọt màu nâu, sau đó tan (vỡ) dần, chỉ còn lại ít bọt li ti trên mặt. Còn nếu cà phê thấy bọt lúc đầu vẫn có màu nâu, nhưng sau đó chuyển sang màu trắng (do màu đen lắng xuống dần), bọt giữ lâu, ít tan thì đó là cà phê đã có chất tạo bọt Sodium lauryl sulfat.
ca phe ngam chat la
Vị đắng: Cà phê thật có vị đắng rất dễ chịu, và lưu lại rất lâu ở lưỡi sau khi uống – hậu vị tốt. Còn cà phê hóa chất thì có vị đắng gắt, nhưng mau hết – hậu vị kém.

Khi cà phê pha phin, chưa bỏ đường mà đã có vị ngọt, đó là do có caramel. Mà đã có caramel, thì chắc hẳn là có pha đậu nành hoặc bắp rang. Mùi thơm béo thì đó là mùi của bơ tẩm. Hơi mặn thì đó là mùi của nước mắm.

Hiện nay có thể nói đa phần cà phê bột ở Việt Nam, nhất là các quán vỉa hè đều là cà phê bẩn, cà phê giả. Đặc biệt cà phê của một số hãng rang xay khá có tên tuổi, nhưng được bán với giá thành rẻ mạt cũng chứa đầy hóa chất độc hại, có thể gây ung thư, hậu quả của nó đối với xã hội về lâu dài là vô cũng khủng khiếp.

Nếu là cà phê nguyên chất, bột cà phê nổi rất lâu trên mặt nước, phải khoảng sau 10 phút cà phê mới bắt đầu chìm từng ít một. Màu nước trong trước khi cà phê chìm và chuyển thành màu nâu cánh gián trong trẻo sau khi bột cà phê chìm.

Nếu cà phê ít tạp và phẩm màu ở mức độ vừa phải, bột cà phê sẽ chìm từ từ và rơi từng mảng. Màu nước chuyển thành màu nâu đen do các chất tạo màu tan nhanh trong nước

Nếu cà phê nhiều tạp bột cà phê lập tức chìm xuống đáy ly theo từng mảng. Màu nâu đen phai ra trong nước ngay lập tức khi cho cà phê vào cốc nước và ly cà phê hoàn toàn chuyển thành màu đen.
Như vậy, tỷ lệ pha bột càng nhiều, cà phê càng nhanh chìm xuống đáy ly và nước càng nhanh vẩn đục.

T. H

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
7 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cà phê ‘ngậm’ chất lạ và cách nhận biết