Từ đầu năm 2019 đến nay, nhiều bệnh viện đã vượt dự toán chi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Các bệnh viện đang tìm cách xoay sở để làm sao từ nay đến cuối năm không vượt dự toán chi, nếu không sẽ không biết lấy tiền đâu bù vào, dù điều này không dễ dàng.

Các bệnh viện đã đề ra nhiều giải pháp nhằm giảm chi tiêu bảo hiểm y tế

Hồ Quang | 26/08/2019, 20:28

Từ đầu năm 2019 đến nay, nhiều bệnh viện đã vượt dự toán chi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Các bệnh viện đang tìm cách xoay sở để làm sao từ nay đến cuối năm không vượt dự toán chi, nếu không sẽ không biết lấy tiền đâu bù vào, dù điều này không dễ dàng.

Tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM), trong 6 tháng đầu năm 2019đã chi khám bảo hiểm y tế chiếm đến 53,4% so vớidự toán chi trong năm 2019 mà bảo hiểm xã hội đưa ra, vượt 3,4%; Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM là 68%, vượt dự toán chi 18%; Bệnh viện quận 2 là 61%, vượt dự toán chi 11%, Bệnh viện huyện Củ Chi là 76%, vượt dự toán chi đến 26%...

Theo Bệnh viện Nhân dân Gia Định, nguyên nhân khiến bệnh viện chi vượt dự toán là do áp dụng giá thanh toán bảo hiểm y tế theo Thông tư 39/2018/TT-BYT bắt đầu từ 15.12.2018. Bên cạnh đó do lượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh nhiều hơn năm 2018, thay đổi mô hình bệnh tật, số bệnh nặng tăng cũng như việc triển khai các dịch vụ kỹ thuật mới, chuyên sâu...

Không chỉ có các bệnh viện ở TP.HCM mà nhiều tỉnh khác, các bệnh viện ở đây cũng “dở khóc dở cười” vì tình trạng chi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế vượt mức dự toán chi của bảo hiểm xã hội quy định.

Ngay như cả Đồng Nai, một địa phương gần TP.HCM, lượng bệnh nhân khám, chữa bệnh không nhiều, nhất là từ khi thông tuyến, nhiều bệnh nhân ở đây đã đến các bệnh viện trên địa bàn TP.HCM để khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế nhưng địa phương này cũng đang vượt dự toán chi bảo hiểm y tế.

Trong 6 tháng đầu năm 2019, các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã chi đến 52,4% so với dự toán chi bảo hiểm y tế cả năm 2019, vượt 2,4% và chỉ trong tháng 7 đã tăng thêm gần 11%, nâng tổng số chi bảo hiểm y tế đến hết tháng 7 lên đến 63% tổng dự toán chi của năm 2019.

Nếu chỉ nhìn ở con số vượt dự toán chi của 6 tháng đầu năm 2019, nhiều người nghĩ sẽ không đáng quan ngại, chỉ có một số bệnh viện tuyến quận - huyện mới vượt chi cao; còn lại có thể điều chỉnh được.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo các bệnh viện, nói là 6 tháng đầu năm, nhưng thực tế chỉ có khoảng 3 đến 4 tháng có bệnh nhân đông, còn ở tháng 1 và tháng 2 là thời điểm Tết Nguyên đán, lượng bệnh nhân khám, chữa bệnh rất thấp. Thời điểm 6 tháng cuối năm mới là thời điểm bệnh nhân khám, chữa bệnh tăng vọt, nhất là những tháng cuối năm.

Thực tế điều này cho thấy, tại Bệnh viện quận 2 chỉ trong tháng 7, số chi bảo hiểm y tế đã tăng thêm 12%, nâng tổng số chi bảo hiểm y tế từ đầu năm 2019 đến hết tháng 7 ở bệnh viện này lên 73% so với dự toán chi của cả năm.

Vì vậy, trong những tháng cuối năm, các bệnh viện đang thực sự cảm thấy lo lắng, khi lượng bệnh nhân tăng cao mà số tiền trong khoản dự toán chi dành cho bệnh viện không còn nhiều.

TS.BS Nguyễn Anh Dũng - Giám đốc Bệnh viện Nhân dân Gia Định thừa nhận với số tiền còn lại sẽ rất khó có thể đáp ứng đủ chi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế từ nay đến hết năm. Do đó, bệnh viện đã đề ra nhiều giải pháp nhằm giảm chi tiêu bảo hiểm y tế đến mức tối đa.

Ông Dũng cho biết bệnh viện sẽ tập trung vào 3 nhiệm vụ chính để hạn chế chi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Trong đó, bệnh viện duy trì tốt công tác kê đơn thuốc hợp lý; tăng cường các giải pháp rút ngắn thời gian nằm viện và quản lý tốt các chi tiêu cho công tác khám chữa bệnh bảo hiểm y tế hàng tháng, kịp thời có giải pháp điều chỉnh, cân đối.

Bác sĩ Trần Văn Khanh - Giám đốc Bệnh viện quận 2 cho biết trong số 73% tiền chi bảo hiểm y tế cho bệnh nhân từ đầu năm đến hết tháng 7.2019 thì chi tiền thuốc chiếm đến 71%. Điều này cho thấy, tiền thuốc là dịch vụ y tế chi cao nhất trong các dịch vụ y tế được bảo hiểm chi trả dành cho bệnh nhân.

“Chúng tôi đang nghiên cứu giải pháp để cắt giảm chi tiêuthuốc đối với bệnh nhân khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Để làm việc này, bệnh viện sẽ tư vấn cho bệnh nhân tăng cường sức khỏe bằng thức ăn. Rút ngắn thời gian điều trị bệnh nhân bằng cáchnâng cao chất lượng điều trị và khuyến cáo bệnh nhân các tỉnh về địa phương khám và điều trị”, ông Khanh cho biết.

P.V
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các bệnh viện đã đề ra nhiều giải pháp nhằm giảm chi tiêu bảo hiểm y tế