Theo Bộ Công Thương, việc hàng loạt dự án điện mặt trời được khởi công từ giữa năm 2018 để năm 2019 hòa lưới điện quốc gia sẽ cung cấp thêm khoảng 2.200 MWp điện sạch...

Các công ty tư nhân lớn nhảy vào đầu tư dự án điện mặt trời

Anh Thư | 27/09/2019, 15:57

Theo Bộ Công Thương, việc hàng loạt dự án điện mặt trời được khởi công từ giữa năm 2018 để năm 2019 hòa lưới điện quốc gia sẽ cung cấp thêm khoảng 2.200 MWp điện sạch...

Nhảy vào xí phần

Năm 2019 đã và đang chứng kiến một loạt dự án điện mặt trời đi vào hoạt động với tổng công suất dự kiến lên đến 2.200 MWp. Đáng lưu ý là đa phần các dự án nhà máy điện mặt trời lớn hiệnthuộc về các công ty tư nhân.

Tháng 4.2019, tập đoàn đa ngành BIM Groupchính thức khánh thành cụm 3 nhà máy điện mặt trời với tổng công suất 330MWp và hòa lưới điện quốc gia.

Dự án này BIM Group và đối tác AC Energy - thuộc Tập đoàn Ayala (Philippines) làm chủ đầu tư. Với vốn đầu tư hơn 7.000 tỉ đồng, ba nhà máy BIM1, BIM2 và BIM 3 dự kiến sản xuất điện khoảng 600 triệu kwh/năm, phục vụ 200.000 hộ gia đình mỗi năm...

Cũng rất đáng lưu ý là dự án Nhà máy điện mặt trời Nhị Hà do Công ty TNHH MTV Solar Power Ninh Thuận (trực thuộc Bitexco Power) làm chủ đầu tư, quản lý và vận hành, đã được Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh phê duyệt vào tháng 4.2018,tổng mức đầu tư là 1.113 tỉđồng.

Sau 14 tháng kể từ khi được phê duyệt cấp chủ trương đầu tư, nhà máy đã hoàn thành thi công. Dòng điện thương mại đầu tiên của Nhà máy điện mặt trời Nhị Hà (giai đoạn 1) đã chính thức hòa lưới điện quốc gia. Dự kiến nhà máysẽ cung cấp sản lượng bình quân hằng năm 80 triệu kWh, cung cấp nhu cầu điện sử dụng cho khoảng 22.000 hộ dân...

Hồi tháng 6.2019,Tập đoàn Thành Thành công(TTC) và Tập đoàn Năng lượng Gulf (Thái Lan) đã tổ chức lễ khánh thành Nhà máy Điện mặt trời TTC số 01 và TTC số 02 tại Khu công nghiệp Thành Thành Công, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.

Trước đó vàotháng 10.2018, nhà máy điện mặt trời Phong Điền - Thừa Thiên Huế của Điện Gia Lai cũng thuộc TTC đã chính thức hòa vào lưới điện quốc gia.

Sớm nhảy vàolĩnh vực năng lượng tái tạoở Việt Nam với nguồn vốn đầu tư dự kiến khoảng 1 tỉUSD, hiện TTC có nhiềudự án công suất nhỏ trải ở nhiều tỉnh thành.

Ngoài ra, còn có một số tập đoàn kinh tế tư nhân khác cũng đã nhảy vào lĩnh vực điện mặt trời nhưBamboo Capital, Trung Nam…

Mặt tích cực của việc phát triển ồ ạt điện mặt trời, điện gió là làm tăng tỉ trọng khai thác nguồn năng lượng tái tạo, giảm phát sinh nguồn điện trực tiếp gây ô nhiễm...

Mặt tiêu cực là nếu có quá nhiều dự án điện mặt trời phát triển cùng lúc ở khu vực khi đấu nối vào đường dây hiện hữu sẽ dễ dẫn đến khả năng phải đầu tư thêm lưới điện truyền tải, trạm biến áp...

Với suất đầu tư cao, chi phí sẽ được tính vào cơ cấu giá điện cho nên không loại trừ khi tỉ trọng năng lượng tái tạo càng nhiều, giá điện người dân phải trả càng cao.

Lo lắngnguy cơ thu mua1 giá

Mới đây, Bộ Công Thương đã có báo cáo trình Thủ tướng dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam; trong đócó kiến nghị xem xét, phê duyệt cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời theo phương án 1 giá điện áp dụng trên toàn quốc (gọi là 1 vùng).

Theo đó, biểu giá mua điện của các dự án điện mặt trời nối lưới tại điểm giao nhận điện được quy định như sau: dự án điện mặt trời mặt đất có giá 1.620 đồng/kWh, tương đương 7,09 cent/kWh. Giá mua với dự án điện mặt trời nổi là 1.758 đồng/kWh, tương đương 7,69 cent/kWh. Dự án điện mặt trời mái nhà là 2.156 đồng/kWh, tương đương 9,35 cent/kWh.

Tuy nhiên, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam đã bày tỏ lo ngại việc áp dụng giá mua điện mặt trời 1 vùng như kiến nghị của Bộ Công Thương sẽ dẫn đến các dự án điện mặt trời nối lưới đang phát triển tập trung tại một số địa phương có cường độ bức xạ lớn, gây quá tải cục bộ, ảnh hưởng đến an toàn cung cấp điện của hệ thống.

Trong văn bản đề xuất, kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam,Hiệp hội Năng lượng kiến nghị nên thực hiện giá mua điện từ các dự án điện mặt trời nối lưới theo nhiều vùng (2 - 4 vùng) thay cho giá mua điện chung trong cả nước như hiện nay.

Hiệp hội đánh giá cường độ bức xạ của Việt Nam thay đổi nhiều theo các vùng, các tỉnh miền Bắc có bức xạ thấp nhất, bình quân khoảng 3,7 kwh/m2/ngày, trong khí các tỉnh phía Nam, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên có bức xạ bình quân lên đến 4,8-5,1kwh/m2/ngày (gấp gần 1,4 lần).

Điều này dẫn đến các dự án điện mặt trời nối lưới đang phát triển tập trung tại một số địa phương có cường độ bức xạ lớn, gây quá tải cục bộ, ảnh hưởng đến an toàn cung cấp điện của hệ thống. Bên cạnh đó, giá mua điện mặt trời theo nhiều vùng đã được áp dụng tại nhiều quốc gia.

Do thời gian xây dựng của các dự án điện mặt trời rất nhanh (khoảng 6 tháng đối với dự án có công suất 100 MW), nên việc tăng cường phát triển các dự án điện mặt trời là phương án khả thi nhất để có thể khắc phục tình trạng thiếu điện trong thời gian tới, Hiệp hội Năng lượng nhận định.

A.T.T tổng hợp từ Infonet

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
8 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các công ty tư nhân lớn nhảy vào đầu tư dự án điện mặt trời