Theo một nghiên cứu mới, các dòng sông trên khắp thế giới bị ô nhiễm bởi các loại kháng sinh nguy hiểm.

Các dòng sông trên toàn cầu bị ô nhiễm vì thuốc kháng sinh

28/05/2019, 16:59

Theo một nghiên cứu mới, các dòng sông trên khắp thế giới bị ô nhiễm bởi các loại kháng sinh nguy hiểm.

Sông Thames nhiễm 5 loại kháng sinh vượt mức anh toàn cho phép - Ảnh: Internet

Nồng độ kháng sinh ở một số đường thủy vượt quá mức an toàn tới 300 lần, theo nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học toàn cầu do Đại học York dẫn đầu.

Sông Thames (Anh) bị nhiễm 5 loại kháng sinh, bao gồm mức độ ciprofloxacin - được sử dụng để điều trị nhiễm trùng da và đường tiết niệu - gấp 3 lần mức được coi là an toàn.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét 14 loại kháng sinh thường được sử dụng ở các dòng sông chảy qua 72 quốc gia và tìm thấy kháng sinh nằm trong hai phần ba số mẫu.

Các nhà khoa học lo ngại thuốc kháng sinh ở sông khiến vi khuẩn phát triển sức đề kháng đồng nghĩa với việc chúng không còn có thể được sử dụng trong thuốc cho con người. Liên Hợp Quốc ước tính rằng sự gia tăng kháng sinh có thể giết chết 10 triệu người vào năm 2050.

“Rất nhiều các gen kháng kháng sinh chúng ta thấy trong các mầm bệnh của con người có nguồn gốc từ vi khuẩn môi trường”, giáo sư William Gaze, một nhà sinh thái học của vi sinh vật tại Đại học Exeter người không tham gia vào cuộc nghiên cứu, nói với The Guardian.

Thuốc kháng sinh xâm nhập vào sông thông qua chất thải của người và động vật, cũng như rò rỉ từ các nguồn xử lý nước thải và sản xuất thuốc.

Trong một địa điểm ở Bangladesh, mức độ metronidazole - được sử dụng để điều trị nhiễm trùng miệng và da - lớn hơn 300 lần so với mức được coi là an toàn. Loại kháng sinh phổ biến nhất là một loại kháng sinh nhiễm trùng đường tiết niệu có tên là trimethoprim, có mặt ở 307 trên 711 địa điểm được thử nghiệm.

Các nhà khoa học Anh đã gửi 92 bộ dụng cụ thử nghiệm cho các đối tác trên khắp thế giới, những người đã lấy mẫu từ các dòng sông địa phương. Các nhà nghiên cứu nhận thấy Bangladesh, Kenya, Ghana, Pakistan và Nigeria là nơi có những con sông bị ô nhiễm kháng sinh nặng nhất.

Nhóm nghiên cứu cho biết rằng các giới hạn an toàn thường xuyên bị vượt quá ở châu Á và châu Phi. Tuy nhiên, các địa điểm ở châu Âu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ cũng có mức độ ô nhiễm cao cho thấy ô nhiễm kháng sinh là một vấn đề toàn cầu.

Giáo sư Alistair Boxall, từ Viện Phát triển bền vững môi trường York, cho biết: "Những kết quả này khá đáng ngạc nhiên và đáng lo ngại, chứng minh sự ô nhiễm lan rộng của các hệ thống sông trên thế giới với các hợp chất kháng sinh".

"Nhiều nhà khoa học và các nhà hoạch định chính sách đã nhận ra vai trò của môi trường tự nhiên trong vấn đề kháng kháng sinh. Dữ liệu của chúng tôi cho thấy ô nhiễm kháng sinh của các dòng sông có thể là một đóng góp quan trọng. Giải quyết vấn đề này sẽ là một thách thức lớn và sẽ cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng để xử lý chất thải và nước thải, quy định chặt chẽ hơn và làm sạch các vị trí đã bị ô nhiễm", ông Boxall nói thêm.

Ái Vi (theo Independent)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các dòng sông trên toàn cầu bị ô nhiễm vì thuốc kháng sinh