Các chuyên gia đang tiến hành khám sức khỏe cho cặp rắn hổ mây 'khủng' trước khi thả về với môi trường tự nhiên.

An Giang: Sẽ bí mật thả cặp rắn ‘khủng’ về thiên nhiên

24/05/2019, 17:55

Các chuyên gia đang tiến hành khám sức khỏe cho cặp rắn hổ mây 'khủng' trước khi thả về với môi trường tự nhiên.

Người dân đến xem cặp rắn hổ mây khủng - Ảnh: Tô Văn

Ngày 24.5, lãnh đạo UBND tỉnh An Giang cho biết, hiện các chuyên gia thuộc Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã đang khẩn trương tiến hành công tác “khám sức khỏe” cho cặp rắn hổ mây "khủng" được nuôi nhốt tại khu du lịch đồi Tức Dụp rồi sẽ đưa ra thời gian và địa điểm cụ thể để thả cặp rắn này.

Qua khảo sát các khu vực thuộc vùng Bảy Núi (bao gồm H.Tri Tôn và Tịnh Biên của tỉnh An Giang), các chuyên gia đề xuất thêm địa điểm khác để UBND tỉnh An Giang chọn lựa cho phù hợp để thả cặp rắn hổ mây. Địa điểm mới được đề xuất là khu vực rừng rậm với nhiều hang động tự nhiên nằm bên vách núi Cô Tô thuộc xã Núi Tô, H.Tri Tôn.

“Về thời gian và địa điểm thả cụ thể như thế nào thì xin được “bí mật” để đảm bảo cặp rắn không bị săn bắt trái phép”, lãnh đạo UBND tỉnh thông tin.

Trước đó, vào ngày 20.5, Bộ NN&PTNT có văn bản gửi UBND tỉnh An Giang về việc thống nhất với phương án chọn nơi cặp rắn hổ mây này từng sinh sống để thả về, nhưng phải đảm bảo không gây nguy hiểm cho con người. Do đó, hiện UBND tỉnh An Giang đã liên hệ với các chuyên gia thuộc Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã đến khảo sát xem khu vực nào thích hợp nhất trên đỉnh núi Cấm để tiến hành thả cặp rắn hổ mây.

Vào tuần trước, đã có thông tin về cặp rắn khủng được 1 doanh nghiệp đang nuôi nhốt tại khu du lịch đồi Tức Dụp. Bước đầu, doanh nghiệp này cho biết 2 con rắn hổ mây này được nhóm công nhân bắt trong quá trình thi công hệ thống điện mặt trời dưới chân núi Cấm rồi đem về đây nuôi nhốt để phục vụ du lịch.

Tại thời điểm kiểm tra, phía doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ các bước theo quy định về nuôi nhốt động vật hoang dã mà lại trưng bày để thu hút khách du lịch đến xem.

Một lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh An Giang khẳng định đối với loại rắn này thì ngành kiểm lâm cũng không được cấp phép cho cá nhân nào nuôi nhốt. Do đó, nếu doanh nghiệp không tự nguyện giao nộp 2 con rắn thì sẽ đề nghị UBND tỉnh ra quyết định tịch thu để giao cho trại rắn Đồng Tâm (Tiền Giang) vì nơi đây mới có đủ điều kiện nuôi nhốt, bảo tồn theo quy định.

Cặp rắn hổ mây này hiện bị lờ đờ do nhốt lâu, trong khi tháng 5 được cho là mùa vận động của loài rắn này. Đặc trưng của loài rắn này là có khung giờ ăn, khung giờ vận động riêng trong ngày. Khung giờ hoạt động của rắn hổ mây là tầm 11 - 14 giờ hằng ngày, và trong năm cũng có mùa hoạt động riêng, mùa nghỉ riêng.

Tô Văn

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
AI chống gian lận trong thương mại điện tử thế nào?
9 giờ trước Khoa học - công nghệ
Trong bối cảnh bảo mật thông tin đe dọa trực tiếp đến quyền lợi của người dùng, trí tuệ nhân tạo (AI) nổi lên như một giải pháp đầy tiềm năng, góp phần bảo vệ người tiêu dùng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
An Giang: Sẽ bí mật thả cặp rắn ‘khủng’ về thiên nhiên