Các nước Trung Á có biên giới với khu vực hẻo lánh tây bắc Trung Quốc và từng miễn nhiễm đợt bùng phát SARS 2003. Nhưng cảm giác lo ngại về lây lan coronavirus mới (2019-nCoV) đã khiến họ đóng cửa biên giới trên bộ.
Cho đến nay, không ai trong số năm quốc gia ở Trung Á (Kazhakstan, Uzbekistan, Turkmenistan, Tajkistan, Kyrgyzstan) được xác nhận nhiễm coronavirus (2019-nCoV) đã gây ra 132 trường hợp tử vong ở Trung Quốc kể từ đầu năm. Hầu hết các trường hợp tử vong xảy ra ở thành phố Vũ Hán nằm ở trung tâm Trung Quốc, nhưng các trường hợp bị nhiễm đã xuất hiện ở khắp thế giới.
Ở Trung Á, coronavirus đã gây lo ngại cho công chúng, nhất là khi các quốc gia này có ít kinh nghiệm về kiểm soátdịch bệnh. Nhà chức trách trấn anrằng tất cả đều nằm trong tầm kiểm soát - thậm chí Turkmenistan còn thông báo mọi thứ vẫn ổn. Thế nhưng, điều đó không phát huy tác dụng hoàn toàn khi người dân bất an trước những tin đồn.
Riêng các quan chức ở Kazakhstan đã rất nhạy cảm khi đề cập đến virus này. Các quan chức của Bộ Y tế Kazakhstan cho biết vào ngày 28.1 rằng 8 công dân Kazakhstan trở về từ Trung Quốc trong những ngày gần đây có nhiệt độ cao đang đã phải đếnbệnh viện điều trị. Một bệnh nhân nữ (sinh năm 2003), với thânnhiệt 37,4 độ C cũng phải nhập viện. Bộ trưởng Yelzhan Birtanov đã cam kết cập nhật về tình trạng của các bệnh nhân trong ba ngày.
Động thái này diễn ra sau cuộc họp khẩn cấp của Nội các Kazakhstan vào cuối tuần qua dẫn đến việc ngưng miễn thị thực 72 giờ đối với hành khách quá cảnh từ Trung Quốc. Chính phủ cũng đóng cửa một khu mua sắm hàng đầu tại cửa khẩu biên giới Khorgos. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Kazakhstan cho biết, người Trung Quốc muốn nhập cảnh sẽ phải cung cấp giấy chứng nhận y tế.
Tuy nhiên, hình ảnh của các nhân viên y tế nhà nước đeo mặt nạ và đồ bảo hộ toàn thân trong quá trình tập huấn ứng phó với bệnh dịch tiềm năng đã khiến công chúng lo lắng hơn là an tâm. Rất nhiều tin đồn tại Kazakhstan nói rằng nước lớn nhất Trung Á này đã có người nhiễm bệnh.
Trong khi đó, 2 nước Trung Á khác có biên giới với Trung Quốc là Kyrgyzstan và Tajikistan cũngtràn ngập những tin đồn liên quan đến dịch bệnh.Tại Tajikistan, hãng hàng không Somon Air đã phải bác bỏ tin đồn rằng một hành khách bay đến Dushanbe từ Trung Quốc đã chết trên máy bay sau khi nhiễm coronavirus. Ở Kyrgyzstan, hình ảnh của những nhân viên y tế người Kazakhstan tập huấn cũng bị xuyên tạc tạo tin đồn trên mạng.
Hai nước Trung Ánói trên, với hệ thống y tếtrong tình trạng yếu kém từ lâu, sẽ phải vật lộn để đối phó nếu dịch bệnh bùng phát đột ngột. Hiện tại, biên giới đất liền của họ với Trung Quốc đã bị đóng. Cùng với việc đóng cửa này là tạm ngưng hầu hết các chuyến bay giữa thủ đô 2 nước với Urumchi, thành phố lớn nhất khu vực tây bắc Trung Quốc.
Ilich Marsbekuulu, một quan chức của Bộ Nông nghiệp của Kyrgyzstan, cho biết Bộ của ông đang cân nhắc việc có mở lại biên giới vào ngày 1.2 hay không, nhưng ông lưu ý rằng có rất ít quốc gia khác ngoài Trung Quốc mà Kyrgyzstan có thể nhập khẩu hàng hóa như trái cây cam quýt. Ông tin tưởng virus sẽ không ảnh hưởng đến sự an toàn của thực phẩm nhập khẩu.
Sự bùng phát coronavirus từVũ Hán đã thu hút sự so sánh với SARS, một loại virus khác ở Trung Quốc gây ra gần 800 trường hợp tử vong trên 8 quốc gia, khiến thế giới lo lắng trong nhiều tháng trong năm 2002-2003. Nhưng đại dịch trước, Trung Á miễn nhiễm vì khi ấy họ chưa giao thương mạnh với Trung Quốc như hiện giờ.
Hơn nữa,một số chuyên gia y tế đã lập luận rằng coronavirus dù không có tỷ lệ gây sát vong cao nhưnglạidễ lây lan hơn virus gây ra SARS và nhiều người tin rằng số ca mắc bệnh thực sự cao hơn nhiều lần so với ước tính của Trung Quốc.
Những dự báo như vậy làm các nước Trung Á bối rối trong cách xử lý việc giải cứu công dân của nước mình đang bị mắc kẹt trong khu cách ly Vũ Hán. Cả Kazakhstan và Uzbekistan đều cho biết họ đang lên kế hoạch sơ tán người của họ - chủ yếu là sinh viên đang theo học ở thành phố 11 triệu người.
Nhưng phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Kazakhstan Aibek Smadiyarov lưu ý vào ngày 27.1 rằng Trung Quốc không vội vàng xử lý yêu cầu của chính quyền Nur-Sultan, ngay cả khi các nước khác lên kế hoạch đưa công dân về nước trong tuần này. Chính quyền Trung Quốc đã phong tỏaVũ Hán và họ không cho ai ra ngoài, ôngSmadiyarovcho biết.
Trong khi đó, Nga đã đóng cửa khẩu với Trung Quốc ở khu vực Viễn Đông bao gồm tỉnh tự trị Do Thái, vùng Khabarovsk và Amur để ngăn dịch viêm phổi Vũ Hán. TASS hôm qua 28.1dẫn lời giới chức khu vực cho biết hầu hết các cửa khẩu tại Viễn Đông Nga giáp với Trung Quốc đã đóng cửa từ ngày 24.1 do trong kỳ nghỉ Tết âm lịch và dự kiến mở cửa vào ngày 30.1.
Theo TASS, phía Nga và Trung Quốc đã thống nhất đóng cửa khẩu cho đến ngày 1.2. Trong khi đó, Reuters đưa tin cửa khẩu sẽ bị đóng cho đến ngày 7.2. Nhà chức trách Nga đã lập một hành lang tạm thời để đưa người Nga và một số người khác từ Trung Quốc trở về Nga.
Đến nay, chưa có người nào nhiễm coronavirus mới Nga nhưng nước này có nhiều chuyến bay thẳng đến các thành phố ở Trung Quốc, gây nguy cơ mầm bệnh bị lây lan. Ngày 27.1, Hiệp hội các nhà điều hành tour của Nga thông báo đã ngừng bán các gói tour đến Trung Quốc do đợt dịch viêm phổi Vũ Hán và đang chuẩn bị đưa 6.000-7.000 du khách về nước. Reuters dẫn thông báo từ đại sứ quán Nga tại Trung Quốc cho biết chính quyền nước này đang sắp xếp để đưa công dân tại tâm dịch Vũ Hán và tỉnh Hồ Bắc về nước.
Năm 2003, trong đợt bùng phát SARS, Nga chỉ có 1 công dân phải nằm viện vì nhiễm virus.
Anh Tú