Nằm ở giữa lưng chừng trời núi, trường THCS Sơn Long (xã Sơn Long, huyện Sơn Tây, Quảng Ngãi), có một phương pháp dạy và học Lịch sử thú vị do chính các thầy cô sáng tạo ra.

Cách dạy và học Lịch sử “lạ” ở trường học giữa lưng chừng trời

Một Thế Giới | 23/03/2015, 18:56

Nằm ở giữa lưng chừng trời núi, trường THCS Sơn Long (xã Sơn Long, huyện Sơn Tây, Quảng Ngãi), có một phương pháp dạy và học Lịch sử thú vị do chính các thầy cô sáng tạo ra.

Trường Sơn Long có 120 em, tất cả đều là người dân tộc Ca Dong, đến từ những thôn bản xa xôi của xã. Ở ngôi trường này, điều độc đáo chính là phía trước mỗi phòng học đều có treo một tấm bảng lịch sử. Thầy Nguyễn Anh Tuấn - Hiệu trưởng nhà trường, giải thích: “Tổng cộng có 9 tấm bảng, mỗi tấm bảng ghi lịch sử về một người anh hùng của dân tộc, chẳng hạn như Đinh Tiên Hoàng, Hai Bà Trưng,…và lịch sử tóm tắt khoảng 200 từ”.
Ngoài ra, bên trong mỗi phòng học, các Chi đội mỗi lớp đều có dán tiểu sử người mà chi đội mang tên, như Chi đội Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi… Đáng chú ý là những tờ báo tường treo cuối lớp mang chủ đề hướng về biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa Việt Nam. Chi đội Nguyễn Văn Trỗi có tờ báo Hoa Của Biển với các bức ảnh sưu tầm từ báo chí như: “Sản xuất để cải thiện bữa ăn” trên đảo, “Quân-dân chung một lòng”, và nhiều hình ảnh trên biển khác…
Một số chi đội khác làm báo tường bằng cách tái hiện cuộc đời Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua các cuộc kháng chiến và xây dựng thời bình. Các hình ảnh được các em sưu tầm từ nhiều tờ báo và hình ảnh tư liệu.
Thầy Cao Quang Đạt - giáo viên nhà trường, cho biết: “Cách dạy và học Lịch sử bằng tiếp cận trực quan giúp các em trên địa bàn vùng cao hiểu hơn về lịch sử nước nhà, nắm thêm thông tin mới”. Những tấm bảng lịch sử được 19 cán bộ giáo viên nhà trường tự đóng, tự in và làm khung treo. Còn những hình ảnh tư liệu báo tường do chính các em Ca Dong sưu tầm trong quá trình học tập, đọc báo chí hằng ngày.
Cach day va hoc Lich su “la” o truong hoc giua lung chung troi-hinh-anh-1
 Báo tường về biển đảo quê hương.
Ngoài ra, nhà trường lồng ghép các chương trình biển đảo trong kế hoạch giảng dạy, chiếu phim tư liệu ở phòng đọc các em xem mỗi tuần. Thầy Tuấn cho biết: “Nhà trường cũng từng cho học sinh đi biển Sa Huỳnh, nhưng vì kinh phí có hạn, chỉ cho những em tiên tiến đi, rồi về kể lại cho bạn nghe”.
Chính vì vậy, học sinh trường có điều kiện tiếp cận môn Sử, ra lớp cũng học, vào lớp lại nghe, xem phim lại thấy. Tối đến, từ 6-7 giờ tối các em ở bán trú ở lại đọc sách, từ 7-8 giờ là giờ tự học. Em Đinh Thị My, lớp 6, nói: “Em rất thích học Sử, vì vừa được nghe giảng, vừa được đọc sách, vừa được xem phim”.
Thầy Tuấn cho biết: “Phương pháp học Sử này sẽ tránh sự nhàm chán của học sinh, thậm chí, nhiều học sinh rất thích tự mình nghiên cứu, học hỏi”.
Theo Nguyễn Trang (Tiền Phong)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cách dạy và học Lịch sử “lạ” ở trường học giữa lưng chừng trời