Theo Nutrients, một nhóm nghiên cứu ở Đại học Illinois, Mỹ, đã phát triển một cảm biến bằng giấy đáng tin cậy và giá cả phải chăng, hoạt động với một ứng dụng điện thoại thông minh, có thể đo nồng độ sắt trong loại các thực phẩm có bổ sung nguyên tố này.

Cách đơn giản để xác định hàm lượng sắt trong thực phẩm

Vũ Trung Hương | 21/10/2019, 11:34

Theo Nutrients, một nhóm nghiên cứu ở Đại học Illinois, Mỹ, đã phát triển một cảm biến bằng giấy đáng tin cậy và giá cả phải chăng, hoạt động với một ứng dụng điện thoại thông minh, có thể đo nồng độ sắt trong loại các thực phẩm có bổ sung nguyên tố này.

Nhiều quốc gia thu nhập thấp đã chuyển sang thực hiện các chương trình làm giàu thực phẩm bằng các chất để giải quyết tình trạng thiếu chất dinh dưỡng trong cơ thể người dân. Nhưng nhiều chương trình trong số này thiếu các nguồn lực cần thiết để xác định lượng chất dinh dưỡng thường xuyên có trong thực phẩm.

Công nghệ mới do các nhà khoa học Mỹ phát triển là một cảm biến bằng giấy có thể phát hiện chất sắt trong thực phẩm, cũng như một ứng dụng di động dễ sử dụng thích hợp ngay cả đối với điện thoại thông minh rẻ tiền.

Theo nhà nghiên cứu Juan Andrade, các nhà khoa học đã tạo ra một công cụ hiệu quả, đơn giản và rẻ tiền, cung cấp kết quả đo trên điện thoại di động. Nếu điện thoại có thể kết nối với Cloud Storage và Cloud Storage được kết nối với văn phòng chính phủ hoặc văn phòng công ty thì có thể theo dõi và thu thập dữ liệu. Đó là lý do tại sao đây là một công nghệ tuyệt vời.

Một trong những trở ngại chính, theo các tác giả của công trình, là quyết định sử dụng giấy nền nào. Ban đầu họ sử dụng chủ yếu là giấy ưa nước. Nhưng hóa ra, cảm biến trên đế giấy như vậy tạo ra một điểm tối mờ, khiến cho việc xác định hàm lượng sắt trở nên khó khăn.

Phân tích sâu hơn về các mẫu khác nhau đã khiến các nhà khoa học dùng giấy kỵ nước bằng cách chèn thêm silicon và chọn ferrozine làm hợp chất để phản ứng với sắt. Điều này cho phép giảm sự không đồng nhất của đốm màu trên giấy và cung cấp một phép đo chính xác và đáng tin cậy hơn.

Sau đó, các nhà khoa học đã phát triển một ứng dụng có thể xác định hàm lượng sắt trong thực phẩm hoặc chất lỏng qua cường độ màu.

Vũ Trung Hương
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cách đơn giản để xác định hàm lượng sắt trong thực phẩm