Để nuốt thức ăn, cá mập phải cử động vùng ngực, tạo ra một động tác giống như một “cú nhún vai”- đây là phát hiện của các nhà nghiên cứu ở Đại học Brown (Mỹ) bằng cách dụng kỹ thuật X-quang. Các kết quả đã được công bố trên tạp chí Royal Society Proceedings B.
Theo phát hiện trên, lưỡi cá mập là một cơ cấu màng nhầy trong miệng và không có cơ bắp riêng, vì vậy, cá mập không thể sử dụng nó để đẩy thức ăn xuống ống tiêu hóa.
Bằng cách dùng kỹ thuật X-quang, để mô phỏng cử động, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng cá mập cử động vùng ngực, tạo ra động tác giống như “nhún vai”. Khi cá mập nhô vùng ngực về phía trước, thức ăn tụt vào thực quản.
Để ghi lại hình ảnh về cử động này, các nhà nghiên cứu cho 3 con cá mập mèo trắng ăn các khúc cá. Cử động nuốt thức ăn của loài cá mập kéo dài khá lâu và các nhà nghiên cứu tin rằng đó là một phần của một loại “lưỡi thủy động lực học” giúp đẩy nhanh con mồi qua khoang miệng và họng. Ngay sau khi cá mập miệng ngậm lại, vùng ngực của nó co lại 11 độ. Trước đây người ta nghĩ rằng cá mập chỉ di chuyển bằng vây.
Các nhà sinh học nhấn mạnh đến vai trò đa dạng của vùng ngực cá mập trong việc nuốt thức ăn và vận động khi nghiên cứu hình thái tiến hóa và cấu trúc cơ quan này.
Vũ Trung Hương